Ngôi làng cổ độc đáo ở Quảng Nam có nhiều điểm lạ kỳ đến khó tin, người dân hiếu khách vô cùng

NGỌC HÀ - Ngày 09/11/2022 16:10 PM (GMT+7)

"Đến nay, làng cổ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn giữ được nét xưa cũ, yên ả một cách khó tin, tách biệt hẳn với cuộc sống xô bồ và vội vã ngoài kia. Đây chính là “điểm cộng” của làng để thu hút khách du lịch gần xa ghé tới”, chị Bích Tuyền nói.

Quảng Nam vốn nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch như phố cổ Hội An, biển Cù Lao Chàm, Tháp Chiên Đàn… Song ít ai biết rằng nơi đây còn có một ngôi làng cổ vô cùng độc đáo tên Đại Bình (Quế Trung, Nông Sơn) – nằm nép mình ở thượng nguồn sông Thu Bồn; gây ấn tượng mạnh bởi có rất nhiều trái cây Nam Bộ dù đó là vùng đất miền Trung nắng gió.

“Làng cổ Đại Bình nằm giữa vùng đất miền Trung đại ngàn nhưng lại có cảnh vật quen thuộc của làng quê Bắc Bộ như con đò, mái đình, luỹ tre làng và bến nước… Còn cây ăn trái lại mang sắc màu của phía Nam. Đây là một trong những điểm khác lạ của làng so với những vùng quê khác ở Quảng Nam. Hơn cả nơi này có rất nhiều cái nhất: có nhiều người sống thọ nhất, nhiều cây nhất và yên ả nhất”, chị Bích Tuyền (45 tuổi) – người dân sinh sống giáp làng cổ cho hay.

Làng cổ Đại Bình nằm ở rìa bờ sông Thu Bồn với lưng tựa vào dãy Trường Sơn.

Làng cổ Đại Bình nằm ở rìa bờ sông Thu Bồn với lưng tựa vào dãy Trường Sơn.

Được biết, Đại Bình là ngôi làng cổ có tuổi thọ gần 300 năm với thế nằm độc lạ: lưng tựa vào dãy Trường Sơn, mặt nhìn ra phía con sông Thu Bồn. Các cụ cao niên trong làng cho biết, xưa làng có tên là Đại Bường nằm ở Nông Sơn. “Tôi thấy người ta bảo trong năm tháng chiến tranh gian khổ, nơi đâu cũng phải hứng chịu mưa bom đạn lửa thì ở làng cổ vẫn bốn mùa cây trái xanh mướt và yên bình. Vì thế người dân đã gọi chệch thành Đại Bình để thế hiện cái yên ả, thanh bình của vùng quê này.

Đến nay, làng cổ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn giữ được nét xưa cũ, yên ả một cách khó tin, tách biệt hẳn với cuộc sống xô bồ và vội vã ngoài kia. Đây chính là “điểm cộng” của làng để thu hút khách du lịch gần xa ghé tới”, chị Bích Tuyền nói.

Đến nay, làng cổ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn giữ được nét xưa cũ, yên ả một cách khó tin, tách biệt hẳn với cuộc sống xô bồ và vội vã ngoài kia.

Đến nay, làng cổ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn giữ được nét xưa cũ, yên ả một cách khó tin, tách biệt hẳn với cuộc sống xô bồ và vội vã ngoài kia.

Không chỉ thanh bình, làng cổ ở Quảng Nam còn lưu giữ một loại hình văn hoá truyền thống – tuồng. Bởi xưa ở đây nổi tiếng với những gánh tuồng được lập bởi người miền Trung thật thà, chân chất nhưng mang đầy cảm xúc nghệ thuật. Giờ nó chỉ còn là vang bóng nhưng các cụ trong làng vẫn sẵn sàng kể cho những ai có nhu cầu lắng nghe.

“Làng cổ Đại Bình còn chứa đựng những trầm tích văn hoá được thể hiện thông qua những công trình kiến trúc nhà cổ từ nghìn năm trước. Hiện ở làng có chừng 3-4 ngôi nhà cổ được xây dựng từ xa xưa theo lối kiến trúc nhà vườn nằm giữa cây trái um tùm cùng nguyên vật liệu chính là gỗ. Và nổi bật nhất chính nhà cổ có tuổi đời 100 năm nằm bên cạnh bờ sông Thu Bồn”, người phụ nữ thông tin.

Làng cổ Đại Bình còn chứa đựng những trầm tích văn hoá được thể hiện thông qua những công trình kiến trúc nhà cổ từ nghìn năm trước.

Làng cổ Đại Bình còn chứa đựng những trầm tích văn hoá được thể hiện thông qua những công trình kiến trúc nhà cổ từ nghìn năm trước.

Khung cảnh bình yên, hiếm nơi nào có được tại làng cổ Đại Bình.

Khung cảnh bình yên, hiếm nơi nào có được tại làng cổ Đại Bình.

Tất cả nhà cổ ở làng Đại Bình đều được trang trí hoa văn, họa tiết đậm phong cách xưa; có bờ tường đã mọc đầy rêu phong… tạo nên một khung cảnh làng quê miền Trung thật mát mẻ và yên bình như cái tên vốn có.

“Nếu những làng cổ khác ở miền Trung hoặc Bắc Bộ mang vẻ đẹp bình dị, xưa cũ với khung cảnh cây đa, giếng nước, sân đình, nhà cổ… thì ở Đại Bình ngoài những thứ đó còn gây ấn tượng bởi cây trái sum suê mang hương vị của Nam Bộ như măng cụt, sầu riêng, mận, cam, quýt, bởi da xanh…

Vùng đất miền Trung đầy nắng và gió có rất nhiều cây trái của Nam Bộ bởi được phù sa sông Thu Bồn bồi đắp.

Vùng đất miền Trung đầy nắng và gió có rất nhiều cây trái của Nam Bộ bởi được phù sa sông Thu Bồn bồi đắp.

Hẳn rất nhiều người thắc mắc vì sao vùng đất vốn cằn cỗi bởi nắng mưa như vậy lại có thể trồng được những thứ ăn trái như thế? Sở dĩ vậy bởi làng được bồi đắp bởi phù sa của dòng nước lũ sông Thu Bồn qua mỗi năm”, chị Bích Tuyền nói.

Ở làng cổ Đại Bình còn có những hàng chè tàu xanh thẳng tắp, kéo dài từ đầu làng đến cuối làng. Đây là một trong những mảnh ghép tạo nên cái độc lạ của làng quê này. Hơn cả khi bước chân vào đây, mọi người ai cũng ngỡ ngàng với cách sống của người dân, từ già đến trẻ đều nhẹ nhàng, hiếu khách và văn minh.

“Người dân Đại Bình hiếu khách vô cùng. Họ sẵn sàng tiếp đón ai đặt chân tới đây, mời uống nước và thưởng thức trái cây. Còn lũ trẻ luôn lễ phép, hễ cứ gặp người là cúi đầu chào hỏi’, người phụ nữ Quảng Nam nói.

Ngôi nhà cổ độc đáo nhất Đồng Tháp, gắn liền với tiểu thuyết và bộ phim Người Tình nổi tiếng của Pháp
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê độc đáo là thế nhưng chỉ thực sự nổi tiếng khi tiểu thuyết L’Amant của nữ văn sĩ Margueritte Duras được đạo diễn Jean – Jacques Annaud dựng thành phim.

Độc lạ Việt Nam

NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Độc lạ Việt Nam