Ngôi làng cổ "độc nhất vô nhị" tại Hà Nội, có nghề truyền thống với thu nhập cao nhưng không ai chịu theo

NGỌC HÀ - Ngày 11/11/2022 06:30 AM (GMT+7)

“Tất cả những gì có ở làng Cự Đà đều cổ kính, từ mái đình, chùa, cổng làng cho đến đường làng. Nó tạo nên một bức tranh hài hoà về không gian thanh bình, gần gũi, đặc biệt khiến người ta cảm giác vượt thời gian quay trở về quá khứ yên ả, thư thái”, người đàn ông cảm nhận.

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 15km về phía Tây Nam có một ngôi làng cổ hàng nghìn năm tuổi “chứa đựng” không gian cổ kính, đậm chất Bắc bộ xưa với một nghề truyền thống khiến khách du lịch gần xa không khỏi ngỡ ngàng và choáng ngợp. “Đến ngôi làng ấy, tôi cảm giác như thời gian quay ngược về quá khứ hàng nghìn năm. Bởi nó quá đỗi dân dã, yên bình và “cũ kỹ”, khác xa với cuộc sống nhộn nhịp nơi thủ đô vốn có.

Nơi đây còn lưu giữ được rất nhiều thứ mà tôi gọi là hay ho của ngày xưa như nhà cổ, sân đình, cây đa, giếng nước và cả nghề làm miến dong thủ công. Nếu ai có hứng thú với kiến trúc và lịch sử Việt nên đến đây để thưởng thức”, anh Công Nhân (29 tuổi, quê Hưng Yên) – người từng ghé tới làng cổ cho biết.

Ngôi làng mà người đàn ông nhắc đến chính là làng cổ Cự Đà (Cự Khê, Thanh Oai), nằm gọn bên dòng sông Nhuệ thơ mộng. Các cụ cao niên trong làng cho biết, từ hàng nghìn năm trước, làng đã sớm phát triển và trở thành nơi trù phú rất vùng. Vì thế người dân trong làng sớm trở thành nhà tư sản, người buôn giàu có có cửa tiệm ngoài Hà Nội.

Một góc của làng cổ Cự Đà - nơi nằm gọn bên dòng sông Nhuệ thơ mộng.

Một góc của làng cổ Cự Đà - nơi nằm gọn bên dòng sông Nhuệ thơ mộng.

Đầu thế kỷ XX, những người này đã cho xây dựng các biệt thự mang phong cách kiến trúc Pháp rồi kéo điện về làng. Đến nay làng vẫn còn hơn 50 ngôi biệt thự cổ được giữ gìn vẹn nguyên, hấp dẫn khách du lịch.

“Tôi đã đi rất nhiều làng cổ ở miền Bắc và miền Trung nhưng làng Cự Đà là ấn tượng và khác biệt nhất. Bởi nơi đây có nhiều biệt thự cổ vẫn còn nguyên vẹn như ngày xưa. Nó là một phần khiến cho làng có nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế ghé tới. Người dân trong làng tự hào về điều đó hơn cả”, anh Công Nhân nói.

Ngoài biệt thự cổ, làng Cự Đà còn lưu giữ nhiều nhà cổ 3-5 gian, ngói lợp thời xưa với lối kiến trúc ấm áp vào mùa đông và mát mẻ khi hè về. Ông Lai – chủ nhân của một ngôi nhà cổ trong làng Cự Đà cho biết, ngôi nhà do cha ông xây dựng từ năm 1918, làm hoàn toàn bằng gỗ vàng tâm được vận chuyển từ các tỉnh ở vùng Bắc Trung bộ ra theo đường sông Nhuệ. Ngôi nhà phải mất 3 năm mới xây dựng xong, hiện vẫn còn gian thờ, câu đối cùng các vật dụng xưa…

Ngoài biệt thự cổ, làng Cự Đà còn lưu giữ nhiều nhà cổ 3-5 gian, ngói lợp thời xưa với lối kiến trúc ấm áp vào mùa đông và mát mẻ khi hè về.

Ngoài biệt thự cổ, làng Cự Đà còn lưu giữ nhiều nhà cổ 3-5 gian, ngói lợp thời xưa với lối kiến trúc ấm áp vào mùa đông và mát mẻ khi hè về.

Không chỉ có nhiều biệt thự - nhà cổ, chỉ cần đến cổng làng Cự Đà sẽ dễ dàng nhận ra sự cổ kính so với nhiều ngôi làng khác. Đó chính là chiếc cổng – có niên đại 200 năm, hai bên có hai con cóc ngồi nhìn hướng lên trời, thể hiện khát khao mưa thuận gió hòa của người dân.

Dọc đường làng Cự Đà là những con ngõ với những cái tên như: An Lạc, Lễ Nghĩa, Đồng Nhân Cát... Tất cả đều mang vẻ cổ kính, được lát nền gạch chỉ đỏ, tường bám đều rêu xanh với chiều rộng chỉ khoảng 1m.

“Tất cả những gì có ở làng Cự Đà đều cổ kính, từ mái đình, chùa, cổng làng cho đến đường làng. Nó tạo nên một bức tranh hài hoà về không gian thanh bình, gần gũi, đặc biệt khiến người ta cảm giác vượt thời gian quay trở về quá khứ yên ả, thư thái và tránh xa thế giới xô bồ của hiện tại”, người đàn ông cảm nhận.

Các con ngõ ở làng cổ Cự Đà đều mang vẻ cổ kính, được lát nền gạch chỉ đỏ, tường bám đều rêu xanh với chiều rộng chỉ khoảng 1m.

Các con ngõ ở làng cổ Cự Đà đều mang vẻ cổ kính, được lát nền gạch chỉ đỏ, tường bám đều rêu xanh với chiều rộng chỉ khoảng 1m.

Ở làng Cự Đà còn có vài nghề truyền thống từ lâu đời: làm tương và miến dong. Theo đó nghề làm tương có ở Cự Đà từ lâu và là đặc sản nổi tiếng, thậm chí từng được nhắc đến một cách vô cùng vẻ vang: “Tương Cự Đà, cà làng Đám”. Song do sự cải tiến của máy móc hiện đại mà cách làm tương thủ công đã giảm nhiều. Còn nghề miến dong riêng cũng tồn tại từ lâu và nổi tiếng bởi sự thơm ngon, dẻo dai, mềm, sợi vàng óng… Khách gần xa chỉ cần thưởng thức một lần sẽ chẳng thể nào quên.

“Xưa – thời điểm làm miến lên ngôi, gần 80% dân số trong làng cổ theo nghề ấy. Nhưng giờ số hộ theo nghề đã giảm đáng kể, chỉ còn một vài gia đình vẫn tráng miến thủ công và chỉ làm khi có khách đặt đơn từ trước. Thay vào đó xuất hiện vài cơ sở sản xuất bằng máy móc…”, một người dân tại làng Cự Đà bộc bạch.

Nghề miến dong riêng cũng tồn tại từ lâu và nổi tiếng bởi sự thơm ngon, dẻo dai, mềm, sợi vàng óng…

Nghề miến dong riêng cũng tồn tại từ lâu và nổi tiếng bởi sự thơm ngon, dẻo dai, mềm, sợi vàng óng…

Vừa dứt lời, người này thở dài cho biết nghề làm miến đem lại lợi nhuận cao nhưng người trẻ tuổi giữ lại nghề của gia đình rất ít. Bởi công việc đòi hỏi sự cần cù chịu khó và sức khoẻ. “Giờ lớp trẻ ra ngoài học tập rồi công tác ở thành phố hoặc không học hành thì làm ở các công ty. Vì thế chẳng còn mấy người về quê theo nghề gia truyền. Hiện làng vẫn là địa điểm tham quan, thu hút khách bởi vẻ đẹp bình dị và cổ kính”, người dân nói.

Ngôi làng cổ có tên độc lạ tại Hà Nội, người dân trở thành đại gia nhờ nghề này nhưng giờ ít ai nối nghiệp
"Về nghề may truyền thống, ở làng không còn nhiều nhà may nữa. Chỉ một số gia đình làm nghề may lâu lăm, có con cháu ở lại nối nghiệp truyền thống may của gia đình", người phụ nữ nói.

Độc lạ Việt Nam

NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Độc lạ Việt Nam