Làng cổ Yên Trường cũng giống như mọi làng cổ khác của vùng đồng bằng Bắc Bộ có cây đa, bến nước, sân đình, mảng đá ong. Đặc biệt con người nơi đây rất hiền lành, chân chất và hiếu khách.
Hà Nội vốn nổi tiếng với “Tứ cựu danh thôn”, gồm Cự Đà (Thanh Oai), Đường Lâm (Sơn Tây), Ước Lễ (Thanh Oai) và Cựu Lễ (Phú Xuyên), song ít ai biết rằng nơi đây còn có một ngôi làng cổ nhỏ bé nhưng vẫn giữ trong mình vẻ đẹp làng quê đến nao lòng. Đó là làng cổ Yên Trường (Chương Mỹ) hay được người ta nhắc đến tập tục ăn thịt chó vào ngày Mồng 4 Tết Nguyên đán.
Làng cổ Yên Trường cũng giống như mọi làng cổ khác của vùng đồng bằng Bắc Bộ có cây đa, bến nước, sân đình, mảng đá ong đầy hoài niệm. Đặc biệt con người nơi đây rất hiền lành, chân chất, chăm chỉ và hiếu khách.
Làng cổ Yên Trường hay được người ta nhắc đến tập tục ăn thịt chó vào ngày Mồng 4 Tết Nguyên đán.
Để đặt chân vào làng cổ, khách du lịch phải đi qua hàng phượng vĩ ở hai bên rồi bắt gặp những con ngõ nhỏ chạy xiêu vẹo, đan xen vào nhau tạo cảm giác sâu hun hút. Và ở trong đó là những ngôi nhà cũ, cổ với kiến trúc độc đáo. Tất cả nhà cổ đều được làm bởi vật liệu đá ong vàng đậm, các viên ngạch xây tường có kích thước y nhau, hình thù giống như các lỗ của tổ ong. Vì thế người dân trong làng gọi đây là những ngôi nhà cổ tổ ong, có tác dụng tạo cảm giác mát lạnh vào mùa hè, ấm áp khi đông về.
Để đặt chân vào làng cổ, khách du lịch phải đi qua hàng phượng vĩ ở hai bên.
“Chỉ ở Yên Trường mới có những ngôi nhà cổ kỳ lạ như thế, chứ tôi đi rất nhiều làng cổ ở Bắc Bộ chẳng có nơi nào mang nét độc đáo như thế. Thậm chí tường rào ở đây cũng được lắp ghép từ loại ngạch đó. Xưa thợ thuyền dùng tay khéo léo xếp những viên gạch khít vào nhau rồi kết dính bằng hỗn hợp từ mật mía và một số phụ gia. Hiện nay một số bức tường trong làng đã nhuốm màu trăm năm, chỗ đen chỗ vàng chỗ mọc râu nhưng luôn vứng chãi, không hề có dấu hiệu xuống cấp hay bong tróc gì cả”, một người dân trong làng cổ cho biết.
Xưa thợ thuyền dùng tay khéo léo xếp những viên gạch khít vào nhau rồi kết dính bằng hỗn hợp từ mật mía và một số phụ gia.
Sở dĩ người dân làng Yên Trường xây nhà bằng đá ong bởi đây là nguyên vật liệu sẵn có của làng và rất được coi trợng. Thông thường đá ong chỉ được dùng để xây dựng nơi thể hiện sự khang trang và thịnh vượng như tường rào, cổng và giếng làng. Giờ nguồn đá ong tự nhiên không còn nhưng chúng vẫn mãi tồn tại theo thời gian, chỉ cần đặt chân đến làng sẽ “vô tình” thấy ở đường làng, các bờ rào…
Giờ nguồn đá ong tự nhiên không còn nhưng chúng vẫn mãi tồn tại theo thời gian, chỉ cần đặt chân đến làng sẽ “vô tình” thấy ở đường làng, các bờ rào…
“Những chiếc cổng ở làng cổ cũng vô cùng cổ kính, thiết kế mái vòm đặc trưng văn hoá Việt. Trên mái vòm thường là biểu tượng cây lúa, bông hoa hoặc bức cuốn thư ghi dăm ba chữ Hán Nôm như “Ngũ phúc lâm môn”, ẩn chứa mong muốn sự ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Và điểm chung của các cánh cổng chính là có niên địa hàng trăm năm, thấp để phù hợp với chiều cao của người Việt xưa”, một cụ ông nhiều tuổi ở làng Yên Trường tự hào.
Những chiếc cổng ở làng cổ cũng vô cùng cổ kính, thiết kế mái vòm đặc trưng văn hoá Việt.
Đến làng cổ Yên Trường, du khách còn choáng ngợp với những giếng cổ được làm bằng đá ong có hình thù kỳ quái. Theo đó, miệng giếng hình tròn như bao giếng làng khác nhưng lòng giếng khúc khuỷu, hình dáng như bàn chân con người. Các cụ cao niên cho rằng giếng cho hình thù như vậy vì được hình thành trên nền đá ong, do phần lớp đá ong cứng nên thợ chỉ có thể đào quanh lớp đất mềm hơn, để lại thân giếng có những chỗ lồi lõm, gồ ghề.
Xưa làng Yên Trường có hơn 20 giếng cổ với hình dù độc lạ như thế, nhưng theo thời gian có chiếc đã bị vùi lấp. Hiện trong làng còn 7 giếng cổ, rải rác ở các xóm. Đặc biệt mỗi giếng đều có cây cổ thụ che mát và am nhỉ để thờ.
Miệng giếng hình tròn như bao giếng làng khác nhưng lòng giếng khúc khuỷu, hình dáng như bàn chân con người.
“Cây cổ thụ soi bóng mát cho giếng nhưng cũng có nhiều hệ luỵ, ví dụ như lá cây rụng xuống làm ô nhiễm nguồn nước. Vì thế người dân trong làng đã xây tường bao quanh miệng giếng và căng bạt làm mái che. Nước giếng ở đây đúng chuẩn vị, trong vắt và không bao giờ cạn cả”, người phụ nữ lớn tuổi cho hay.
Chính giữa làng Yên Trường có một chiếc ao Ngõ Cống xanh ngát giúp điều hòa không khí, đem lại cảm giác mát mẻ cho người dân trong những trưa hè oi ả. Nhiều năm về trước người dân hai xóm An Ninh và Trung Tiến đã quyên góp tiền để cải tạo chiếc ao này thành bể bơi công cộng.
Chính giữa làng Yên Trường có một chiếc ao Ngõ Cống xanh ngát giúp điều hòa không khí, đem lại cảm giác mát mẻ cho người dân trong những trưa hè oi ả.
Làng Yên Trường còn mang trong mình những kiến trúc, hiện vật lịch sử ý nghĩa, có giá trị. Đó là Đình Yên Trường – nằm ở vị trí ngay đầu làng, nơi thờ đức thành hoàng làng Cao Sơn Quý Minh. Đình được đánh giá một công trình kiến trúc lâu đời và đã được chứng nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia từ lâu.
Ngoài vẻ bình yên đến lạ, làng cổ còn gây ấn tượng bởi con người chân chất và mộc mạc. Theo đó người dân xưa nay nổi tiếng bởi sự tài giỏi, đi đâu cũng được người đời nể phục và trân quý. Hiện người dân theo đủ nghề, từ mây tre đan, ra ngoài xây dựng sự nghiệp hay học hành… đều đạt được thành công vang dội.