Ngôi mộ mỹ nhân tỏa ra hương thơm, 200 năm không thối rữa: Có phải Hàm Hương trong truyền thuyết?

Khánh Hằng - Ngày 02/10/2021 18:00 PM (GMT+7)

Bí ẩn của ngôi mộ này đã khiến nhiều người nghi ngờ rằng đây có thể là phần mộ của Hàm Hương trong truyền thuyết?

Trong bộ phim Hoàn Châu Cách Cách nổi tiếng, ngoài các nhân vật chính thì Hàm Hương cũng là một trong những nhân vật được nhắc đến nhiều nhất. Hàm Hương trong phim là một mỹ nhân đến từ xứ Hồi Cương (Tân Cương, Trung Quốc), không chỉ sở hữu vẻ đẹp sắc nước hương trời mà còn có một đặc điểm kỳ lạ, đó là cơ thể lúc nào cũng tỏa ra mùi thơm ngào ngạt như hương hoa. Mỗi khi nàng nhảy múa, hàng trăm cánh bướm sẽ bay quanh nàng. Vậy Hàm Hương liệu có thật ngoài đời hay không?

Vào ngày 23/3/2001, một nhóm công nhân đang thi công một dự án cộng đồng ở huyện Nãng Sơn, thành phố Túc Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc, thì bất ngờ khai quật được một chiếc quan tài. Chiếc quan tài này nằm trong một ngôi mộ cổ sâu hơn 4 m, vì vậy nhóm công nhân đã nhanh chóng báo cáo với chính quyền địa phương và các nhà khảo cổ học tới kiểm tra.

Nhân vật Hàm Hương trong phim.

Nhân vật Hàm Hương trong phim.

Khi các nhà khảo cổ học đến nơi và mở cỗ quan tài này ra, họ vô cùng kinh ngạc khi thấy nó tỏa ra một mùi thơm ngào ngạt chứ không hề có mùi thi thể thối rữa. Mùi thơm đặc biệt tỏa ra từ cỗ quan tài này có thể ngửi thấy được từ bán kính vài trăm mét.

Điều đáng ngạc nhiên hơn nửa là thi thể người phụ nữ nằm trong quan tài được bảo quản vô cùng tốt, tưởng như mới được chôn cất gần đây. Người phụ nữ này có mái tóc đen búi sau đầu, nước da trắng trẻo, cơ thể đầy đặn và đàn hồi, các khớp xương vẫn có thể co duỗi được, thậm chí vẫn có thể tiêm thuốc vào cơ. Một xác ướp nguyên vẹn như vậy hiếm được phát hiện ở tỉnh An Huy nói riêng và thậm chí trong toàn bộ lịch sử khảo cổ của Trung Quốc nói chung.

"Cô ấy trông rất xinh đẹp. Khi mở quan tài ra, mọi người đều thấy giống một thiếu nữ đang ngủ, làn da khi chạm vào vẫn còn độ đàn hồi nhất định", chuyên gia Vương Thiệu Cường của nhóm khảo cổ cho biết.

Ngôi mộ mỹ nhân tỏa ra hương thơm, 200 năm không thối rữa: Có phải Hàm Hương trong truyền thuyết? - 2

Ngôi mộ cổ được tìm thấy năm 2001.

Ngôi mộ cổ được tìm thấy năm 2001.

Ngoài ra, thi thể người phụ nữ dài 164 cm, nặng 44 kg, thân hình cân đối, dáng người thanh mảnh, khuôn mặt hình trái xoan, móng tay móng chân được sơn màu đỏ. Các chuyên gia xác định người phụ nữ đã chết và được chôn cất khi khoảng 30 tuổi.

Thông qua trang phục mà người phụ nữ này mặc trên người, các nhà khảo cổ tin rằng đây là ngôi mộ có từ thời nhà Thanh, có niên đại hơn 200 năm. Cùng với mùi hương ngào ngạt tỏa ra từ quan tài, rất nhiều người đã đặt nghi vấn liệu đây có phải ngôi mộ của nàng Hàm Hương trong truyền thuyết?

Thông qua trang phục, cách chôn cất cùng những đồ vật quý báu trong ngôi mộ cổ này, các chuyên gia tin rằng người phụ nữ này từng là một mỹ nhân mang vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành và là một người quyền quý, có địa vị không hề tầm thường. Tuy nhiên, việc đây có phải là phần mộ của Hàm Hương hay không thì phải nghiên cứu rất nhiều nữa mới có thể đi đến kết luận.

Thi thể người phụ nữ vẫn vẹn nguyên.

Thi thể người phụ nữ vẫn vẹn nguyên.

Có một giả thuyết được nhiều người tin tưởng là nhân vật Hàm Hương trong phim được lấy nguyên mẫu từ Dung phi, một phi tần được vua Càn Long vô cùng sủng ái. Dung phi xuất thân trong gia tộc quý tộc Hòa Trác, thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ, có nguồn gốc từ Tân Cương, được gả cho vua Càn Long vì mục đích chính trị. Dung phi sở hữu vẻ đẹp thanh tú, lại có tài ca hát nên được hoàng đế hết mực yêu thương, còn chi tiết thân thể bà toát ra mùi hương chỉ là hư cấu mà thôi.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ thi hài của người phụ nữ trong mộ cổ, các chuyên gia khẳng định đây không phải là Dung phi. Trên thi thể có một vết cắt sâu hình chữ T, có thể được gây ra bởi một thanh kiếm. Đây là vết thương duy nhất trên thi thể, cho thấy khi bị kiếm cứa vào cổ, người phụ nữ này đã không phản kháng gì. Có lẽ cô đã phạm một tội tày đình nên phải chịu cái chết. Trong khi đó, sử sách ghi nhận Dung phi qua đời ở tuổi 54 vì bạo bệnh. Điều này càng không khớp với số tuổi của thi thể.

Tranh vẽ Dung phi.

Tranh vẽ Dung phi.

Bên cạnh đó, thi thể của người phụ nữ này còn có phần chân được "bó gót sen". Điều này càng khẳng định đây không phải là Dung phi bởi các phi tần của vua Càn Long không phải là người Hán thì không phải "bó gót sen".

Về việc tại sao ngôi mộ lại tỏa ra mùi hương kỳ lạ, các nhà khoa học cho rằng nó đến từ những loại thảo mộc được tẩm ướp bên trong quan tài để ướp xác. Ngoài ra, chất liệu gỗ để đóng quan tài là gỗ trinh nam, một loại gỗ vô cùng hiếm, đã giúp thi thể được bảo quản tốt. Cho đến nay, danh tính của người phụ nữ này vẫn chưa thể xác định được.

Gia Cát Lượng muốn nhét 7 hạt gạo vào miệng sau khi chết, lý do khiến hậu thế nể phục
Là một nhà chính trị lỗi lạc và có tài chiêm tinh, Gia Cát Lượng đã sắp đặt và bố trí cả cái chết của chính mình.

Thâm cung bí sử

Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử