Người còn sót lại ở con phố cổ một thời đỏ lửa: Bám nghề nhờ một câu nói của bố dù vợ phản đối quyết liệt

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 11/05/2023 06:00 AM (GMT+7)

Sau câu nói của bố, người đàn ông có biệt danh là “dị nhân” phố Lò Rèn đã quyết bám lấy nghề truyền thống, cho dù thời điểm đó người vợ hiền cực lực phản đối.

Ngày nào cũng vậy, cứ 6h sáng, ông Nguyễn Phương Hùng (64 tuổi, ở phố Lò Rèn) mở cửa hàng và bắt đầu ngày làm việc mới. Đầu giờ sáng, ông Hùng ngồi uống nước chè chờ những người thợ khoan phá bê tông đến đổi mũi khoan bê tông. Sau đó khoảng 2 tiếng, người đàn ông này mới khoác lên mình bộ đồ lấm lem dầu mỡ, bụi sắt để bắt đầu nhóm lò, rèn sắt của mình.

Ông Hùng thường được mọi người ví von như một “dị nhân” giữa thời đại 4.0, khi mọi công cụ đều trở nên hiện đại hóa, ông vẫn lựa chọn gắn bó cuộc đời mình với nghề rèn thủ công do cha ông để lại. Suốt 30 năm nay, chiếc lò rèn nhà ông chưa bao giờ thôi đỏ lửa dẫu vạn vật đã nhiều đổi thay.

Ông Hùng được mọi người đặt cho biệt danh là dị nhân thời đại 4.0 còn sót lại trên phố Lò Rèn.

Ông Hùng được mọi người đặt cho biệt danh là "dị nhân" thời đại 4.0 còn sót lại trên phố Lò Rèn. 

Ông chia sẻ rằng, hết đời ông là con phố “tắt lửa”, bởi các con ông chẳng ai theo cái nghề đầy vất vả này. Ngay chính bản thân ông trước đây cũng định không theo nghề, nhưng vì một câu nói của bố mà ông bỏ việc nhà nước về để giữ lại ngọn lửa nghề, làm bạn với tiếng đe, tiếng búa. Với ông bây giờ, làm rèn không chỉ là nghề, mà còn là niềm vui, vì thế ông sẽ quyết bám trụ đến khi tay không nâng nuổi búa thì mới dừng lại.

“Nhà tôi đông anh em lắm, ai cũng có thể làm được nghề rèn nhưng tôi là “người được chọn” và được bố giao trọng trách giữ nghề truyền thống không chỉ của gia đình, mà của cả con phố một thời đỏ lửa, luôn rộn tiếng đe, tiếng búa”, ông Hùng chia sẻ.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/2-2023/images/2023-05-10/di-nhan-con-sot-lai-o-pho-lo-ren-chi-vui-khi-nguoi-lam-lem-mua-he-van-thich-ngoi-ben-lo-than-hong-ren7-1683700470-951-width780height520.jpg width660 /

Người còn sót lại ở con phố cổ một thời đỏ lửa: Bám nghề nhờ một câu nói của bố dù vợ phản đối quyết liệt - 3

Hàng ngày ông Hùng dậy rất sớm để mở hàng và bán hàng cho những người làm nghề xây dựng. 

Ngày còn trẻ, ông Hùng không thích làm rèn, nhiều lần bố bảo về theo nghề nhưng ông cự tuyệt. Ông muốn được bay nhảy, không muốn sống theo sự sắp đặt của người khác. Vì thế, ông đã làm công nhân trong một xí nghiệp sửa chữa ô tô tại cầu Long Biên. “Ngày đó tính thanh niên, nghe làm nghề rèn nó “hèn người” lắm, thậm chí còn chẳng lấy được vợ. Trong khi nói làm công nhân trong xí nghiệp nhà nước ai cũng phải kiêng nể một phần”, ông Hùng chia sẻ.

Dù đã lấy vợ, sinh con và có công việc ổn định ở xí nghiệp ô tô nhưng bố ông Hùng lần nào gặp cũng động viên ông về để làm nghề, giữ lấy bễ lò rèn mà cha ông để lại. “Con phải về giữ nghề truyền thống của ông, của bố. Bố sẽ giao lại hết tất cả cho con quản lý và bố tin rằng, nếu con không phụ nghề thì nghề sẽ không phụ con", câu nói này của bố khiến ông Hùng bừng tỉnh và nhận lời sẽ bỏ việc ở xí nghiệp về làm nghề rèn.

Ông Hùng chia sẻ, ban đầu khi quyết định theo nghề rèn, vợ ông phản đối vì đây là nghề vất vả.

Ông Hùng chia sẻ, ban đầu khi quyết định theo nghề rèn, vợ ông phản đối vì đây là nghề vất vả. 

Khi quyết định nối nghiệp cha, vợ ông Hùng không hề hài lòng vì không muốn chồng cả ngày bám muội than, mặt mũi lấm lem. Thế nhưng, cái nhìn của bà về nghề của chồng thay đổi dần theo năm tháng.

Khi được toàn quyền quyết định, ông Hùng đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại để sản xuất, vì thế sản lượng làm ra cũng nhiều hơn. “Trước đây bố tôi làm thủ công 100%, nhưng tôi về làm thì đầu tư máy cắt chạy bằng điện, quạt thổi lò… Còn linh hồn của nghề rèn là bễ than đỏ rực và chiếc đe, chiếc búa thì không thể bỏ được”, ông Hùng cho hay.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/2-2023/images/2023-05-10/di-nhan-con-sot-lai-o-pho-lo-ren-chi-vui-khi-nguoi-lam-lem-mua-he-van-thich-ngoi-ben-lo-than-hong-ren2-1683700470-798-width780height520.jpg width660 /

Người còn sót lại ở con phố cổ một thời đỏ lửa: Bám nghề nhờ một câu nói của bố dù vợ phản đối quyết liệt - 6

Mấy chục năm qua tiếng đe, tiếng búa luôn vang lên ở cửa hàng ông Nguyễn Phương Hùng. 

Khi các hộ dân trên con phố làm nghề rèn chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác thì cũng là lúc ông Hùng phất lên trông thấy. “Ngày đó, tôi làm hăng say, quên ăn, quên ngủ vì kiếm được nhiều tiền. Những năm mới làm thì vẫn sản xuất dao kéo, sau đó thay đổi liên tục theo xu thế thị trường. Hiện mặt hàng chính của tôi là các mũi khoan bê tông và đồ xây dựng. Nhờ có lò rèn này mà tôi mua được nhà, nuôi các con ăn học nên người. Ngẫm lại câu nói của bố: “con không phụ nghề thì nghề sẽ không phụ con”, tôi thấy đúng và thấm quá”, ông Hùng tâm sự.

Mỗi ngày phải tiếp xúc với than lửa, thùng dầu nhem nhuốc, bụi bặm nhưng lúc nào ông Hùng cũng giữ tinh thần lạc quan, say mê làm việc. Ông cho rằng, chỉ khi mình chú tâm, yêu công việc thì mới có thể làm ra sản phẩm tốt nhất.

Theo ông, điều quan trọng một người thợ rèn cần ngoài kinh nghiệm là sức khỏe, độ bền bỉ, tỉ mỉ và kiên trì. Tay nghề của một người thợ phải trải qua thời gian mới có thể kiểm chứng. Ông tự hào và tin vào đôi bàn tay của mình. 

Nghề rèn đã giúp ông có thu nhập để tậu nhà, nuôi con ăn học và hơn thế nữa là ông đã thực hiện lời hứa với bố giữ lại nghề truyền thống của gia đình và cả con phố.

Nghề rèn đã giúp ông có thu nhập để tậu nhà, nuôi con ăn học và hơn thế nữa là ông đã thực hiện lời hứa với bố giữ lại nghề truyền thống của gia đình và cả con phố. 

Đến thời điểm này, khi là người duy nhất làm nghề rèn thủ công trên phố Lò Rèn, ông Hùng càng thấm thía lời dạy của bố khi xưa. Ông luôn tự nhủ, còn khỏe, còn có sức, còn có khách hàng, ông sẽ vẫn làm nghề, bám nghề với tất cả sự tận tâm và nhiệt huyết của mình. Thế nhưng trong ông vẫn có chút đượm buồn, bởi giờ tuổi ông cũng đã cao, chẳng biết làm nghề được đến bao giờ và thật đáng tiếc nếu một ngày nào đó ngọn lửa cuối cùng của con phố Lò Rèn không còn nữa.

Người phụ nữ bán loại giấy cổ xưa còn sót lại trên phố cổ, lưu giữ cả sắc phong vẽ thủ công hoa văn rồng chìm của vua
Không chỉ sở hữu ngôi nhà cổ, được nhiều khách du lịch ghé thăm, bà Tâm cũng là người hiếm hoi ở Hà Nội bán mặt hàng cổ xưa.

Chuyện phố cổ

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện phố cổ