Nơi quét nhà cũng ra bạc, đốt mẩu gỗ mục đãi được cả chỉ vàng, hiếm hoi còn sót lại ở phố cổ

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 19/03/2023 06:26 AM (GMT+7)

Căn nhà ông Thành đang ở đã trải qua 4 đời làm vàng bạc thủ công, đồ đạc trong nhà đều cũ kỹ nhưng tuổi đời và giá trị của chúng không gì có thể so sánh được.

Khi đến phố Hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) rất nhiều người sẽ choáng ngợp trước những cửa hàng vàng bạc san sát nhau, với nhiều sản phẩm và mẫu mã vô cùng đa dạng, phong phú. Thế nhưng với những người dân gốc sống ở đây, đó chỉ là những thứ hào nhoáng bên ngoài nhưng giá trị gốc gác thì đã mai một và sẽ dần biến mất.

Ông Nguyễn Chí Thành (74 tuổi, ở Hàng Bạc) cho biết, những sản phẩm đang bày bán tại đây đều là hàng được đúc khuôn sẵn theo kiểu công nghiệp, chứ không phải đúng chất chế tác hoàn kim như xưa nữa. Theo tìm hiểu, ở con phố Hàng Bạc dài chừng hơn 300 mét này, đến quá nửa cửa hàng bán vàng bạc không phải dân gốc ở đây, họ chỉ đến thuê địa điểm để bán hàng. Những thợ chế tác vàng bạc thủ công giờ vẫn còn nhiều nhưng đa số cao tuổi hoặc bỏ nghề đi làm việc khác, chỉ còn duy nhất ông Thành quyết “sống chết” bám nghề.

Ông Nguyễn Chí Thành được xem là người làm vàng bạc thủ công duy nhất còn hành nghề trên phố Hàng Bạc.

Ông Nguyễn Chí Thành được xem là người làm vàng bạc thủ công duy nhất còn hành nghề trên phố Hàng Bạc.

Theo ông Thành, gia đình ông có 4 đời làm nghề chế tác vàng bạc thủ công và đều làm ở tại ngôi nhà nơi ông đang ở. Ông tiết lộ, ngôi nhà ông đang ở có tuổi đời hơn cả tuổi ông, đến nay đã hơn 100 năm tuổi. Chỉ vào chiếc bàn cũ kỹ với nhiều đồ dùng được xếp ngay ngắn trên bàn, ông nói: “Có những đồ theo tôi từ khi học nghề đến nay, tuổi thọ cũng ngót nghét 70 năm rồi”.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2023/images/2023-03-17/noi-che-tac-vang-bac-thu-cong-con-sot-lai-trong-pho-co-ha-noi-quet-nha-cung-ra-bac-dot-mau-go-muc-da-bac12-1679045771-938-width780height520.jpg width660 /

Nơi quét nhà cũng ra bạc, đốt mẩu gỗ mục đãi được cả chỉ vàng, hiếm hoi còn sót lại ở phố cổ - 3

Những dụng cụ cũ kỹ có hàng chục năm tuổi không thể thiếu được trong quá trình làm vàng bạc thủ công.

Giới thiệu mẩu gỗ xù xì được gắn một thỏi sắt phía trên, người đàn ông này cho biết đây là chiếc đe, còn mẩu gỗ là đế đe đã gắn bó với ông mấy chục năm nay. Cứ sau một thời gian làm việc mẩu gỗ bị nẻ, ông Thành lại dùng sắt để vá víu vào chứ không muốn thay cái mới.

“Với những người làm nghề, dụng cụ như sinh mạng của mình, rất ít khi vứt bỏ. Ngay cả mẩu gỗ này nếu hỏng chúng tôi sẽ đốt đi (hóa) chứ không vứt ra thùng rác. Trước đây, gia đình tôi đã từng hóa một mẩu gỗ làm đế đe cũ, sau khi đốt xong bốc tro cho vào nước lọc lấy ra được cả một chỉ vàng. Hay trong nhà tôi nếu giờ quét nhà lọc ra cũng được khối vàng bạc”, ông Thành kể.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2023/images/2023-03-17/noi-che-tac-vang-bac-thu-cong-con-sot-lai-trong-pho-co-ha-noi-quet-nha-cung-ra-bac-dot-mau-go-muc-da-bac11-1679045771-671-width780height845.jpg width660 /

Nơi quét nhà cũng ra bạc, đốt mẩu gỗ mục đãi được cả chỉ vàng, hiếm hoi còn sót lại ở phố cổ - 5

Chiếc đe và mẩu gỗ làm đế rất quan trọng, khi không thể dùng nữa sẽ đốt đãi vàng chứ không vứt ra thùng rác.

Từ năm 10 tuổi, ông Nguyễn Chí Thành đã theo ông, theo cha tập tành đúc bạc, rồi sau đó là chế tác ra những sản phẩm bạc đầu tay. Ông cho biết, ban đầu khi mới làm cũng rất khó khăn vì tay yếu không thể trên đe, dưới búa được. Rồi độ khéo kéo cũng chưa thuần thục nên sản phẩm làm ra bố mẹ cũng phải sửa lại. Sau này khi đã thuần thục việc chế tác vàng bạc, ông Thành không coi đó là thành công mà luôn tự dặn lòng mình phải học nhiều hơn nữa để đưa ra được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

“Tiếc rằng trong xã hội hiện đại, đồ mỹ nghệ công nghiệp nhiều, mọi người có nhiều lựa cọn nên đồ thủ công mỹ nghệ dần mai một theo thời gian. Khách hàng của tôi giờ vẫn có nhưng chỉ là khách quen hoặc người Hà Nội gốc mới hay lui tới”, ông nói.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2023/images/2023-03-17/noi-che-tac-vang-bac-thu-cong-con-sot-lai-trong-pho-co-ha-noi-quet-nha-cung-ra-bac-dot-mau-go-muc-da-bac5-1679045770-100-width780height520.jpg width660 /

Nơi quét nhà cũng ra bạc, đốt mẩu gỗ mục đãi được cả chỉ vàng, hiếm hoi còn sót lại ở phố cổ - 7

Từng công đoạn chế tác thủ công được ông Thành thực hiện phải rất tỉ mỉ và cẩn thận.

So với vàng bạc được sản xuất công nghiệp, đồ thủ công có lợi hơn nhiều, nhất là việc sửa chữa. Theo đó, nếu muốn sửa chữa vàng bạc công nghiệp thì phải cần đến trọng lượng lớn khoảng 3 chỉ, còn với những nhẫn, hoa tai 1 chỉ họ sẽ không sửa được. Còn làm thủ công thì sẽ sửa được, thậm chí sửa theo cả yêu cầu của khách chứ không cần phải theo khuôn mẫu cũ.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2023/images/2023-03-17/noi-che-tac-vang-bac-thu-cong-con-sot-lai-trong-pho-co-ha-noi-quet-nha-cung-ra-bac-dot-mau-go-muc-da-bac9-1679045771-332-width780height520.jpg width660 /

Nơi quét nhà cũng ra bạc, đốt mẩu gỗ mục đãi được cả chỉ vàng, hiếm hoi còn sót lại ở phố cổ - 9

Những khuôn mẫu để làm ra sản phẩm cũng vô cùng thủ công nhưng không kém phần đa dạng về mẫu mã.

Những khuôn mẫu để làm ra sản phẩm cũng vô cùng thủ công nhưng không kém phần đa dạng về mẫu mã.

Trong lúc hoàn thiện sản phẩm, tâm lý của người thợ cũng một phần phụ thuộc xem sản phẩm có đẹp hay không. Bởi vậy những sản phẩm làm bằng tay luôn có những điểm đặc trưng mà những sản phẩm đúc sẵn không có được. Lấy một chiếc nhẫn do tự tay ông chế tác, ông cho biết phía trong luôn có ký hiệu riêng về người chế tác đó là tên của ông, đây chính là đặc điểm nhận dạng mà mỗi thợ thủ công luôn để trên mỗi sản phẩm mình làm ra.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2023/images/2023-03-17/noi-che-tac-vang-bac-thu-cong-con-sot-lai-trong-pho-co-ha-noi-quet-nha-cung-ra-bac-dot-mau-go-muc-da-bac14-1679045771-404-width780height520.jpg width660 /

Nơi quét nhà cũng ra bạc, đốt mẩu gỗ mục đãi được cả chỉ vàng, hiếm hoi còn sót lại ở phố cổ - 12

Sản phẩm ông Thành làm ra có ký hiệu định dạng riêng và vẫn có lượng khách hàng quen thuộc nhất định.

Sản phẩm ông Thành làm ra có ký hiệu định dạng riêng và vẫn có lượng khách hàng quen thuộc nhất định. 

Để làm được một sản phẩm vàng bạc bằng tay, ông Thành phải trải qua các công đoạn cơ bản như: Chia bạc ra để làm ổ, làm hoa, họa tiết, cuối cùng mới làm phần thân và ghép các chi tiết. “Cái khó và cái giỏi của người thợ là phải biết ước lượng nguyên liệu chế tác sao cho hợp lý, tính toán làm sao để nguyên liệu của sản phẩm làm ra phải chuẩn và đủ.

Tùy vào số chi tiết của sản phẩm mà thời gian hoàn thành một sản phẩm cũng khác nhau, có cái 1 ngày đã xong những có cái phải đến vài tuần mới xong. Vì vậy giá của sản phẩm cũng khác nhau”, ông Thành tâm sự.

Hiện ông Thành đã truyền nghề cho thế hệ thứ 5, là những người con, cháu trong gia đình.

Hiện ông Thành đã truyền nghề cho thế hệ thứ 5, là những người con, cháu trong gia đình. 

Giờ đây khi đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông đã truyền nghề cho đời thứ 5 của gia đình là con và cháu ông. Tuy nhiên, sau này thế hệ kế cận có bám trụ được với nghề không lại là chuyện khác. Với ông, ông sẽ bám trụ với nghề cho đến khi mắt mờ, chân chậm thì mới dừng lại.

Gặp lại đôi vợ chồng hơn 40 năm sống trên nóc nhà vệ sinh giữa phố cổ Hà Nội: Ra đường bơm vá xe còn thích hơn ở nhà
Dù đã gần 90 tuổi nhưng ông Hải hàng ngày vẫn ra vỉa hè bơm vá xe. Với ông, việc được ra đường ngắm nhìn phố phường còn sướng hơn ở ngồi nhà tạm bợ trên nóc nhà vệ sinh.

Chuyện phố cổ

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện phố cổ