Người phụ nữ bán loại giấy cổ xưa còn sót lại trên phố cổ, lưu giữ cả sắc phong vẽ thủ công hoa văn rồng chìm của vua

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 03/05/2023 06:00 AM (GMT+7)

Không chỉ sở hữu ngôi nhà cổ, được nhiều khách du lịch ghé thăm, bà Tâm cũng là người hiếm hoi ở Hà Nội bán mặt hàng cổ xưa.

Trên con phố Hàng Cân sầm uất, bên cạnh những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại, bán các mặt hàng như quần áo, cafe hay đồ gia dụng…, có một ngôi nhà hơn trăm tuổi nằm lọt thỏm giữa phố, bán mặt hàng “hiếm có khó tìm” trong thời hiện đại, đó là giấy dó.  

Giấy dó được trưng bày trong những chiếc tủ cũ kỹ, cửa hàng chẳng biển hiện, cũng không quảng cáo và mặt hàng này chỉ bán cho những người biết sử dụng nó. Bà Lê Thị Thanh Tâm (79 tuổi) - người đang trông coi căn nhà và cũng là người trực tiếp bán hàng cho biết, trong phố cổ thì chỉ còn duy nhất cửa hàng của bà bán mặt hàng này, còn nơi khác thì bà chưa tìm hiểu.

Ngôi nhà cổ kính đang được bà Tâm bán giấy dó nằm lọt thỏm giữa phố.

Ngôi nhà cổ kính đang được bà Tâm bán giấy dó nằm lọt thỏm giữa phố. 

Theo bà Tâm, giấy dó là loại giấy được sản xuất từ vỏ cây dó, theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng nghề ở Việt Nam. Giấy được dùng cho vẽ tranh trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm giấy điệp cho tranh Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, vì loại giấy này rất bền. “Trên cuộc đời này người sống được hơn 100 năm rất hiếm, nhưng những gì viết trên giấy dó thì có thể tồn tại đến vài trăm năm, thậm chí là hơn thế”, bà Tâm chia sẻ.

Bà Tâm kể rằng, trước kia ngôi nhà bà đang ở là cửa hàng tạp hóa nổi tiếng khắp phố cổ, nó không khác gì siêu thị bây giờ. Sau đó, do cơ chế cũ nên phải đóng cửa, đến mãi những năm 1990 bà mới mở lại cửa hàng nhưng chỉ bán giấy dó là chính.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/2-2023/images/2023-05-02/nguoi-phu-nu-ban-loai-giay-co-xua-con-sot-lai-tren-pho-co-luu-giu-ca-sac-phong-ve-thu-cong-hoa-van-r-giay4-1683025333-835-width780height520.jpg width660 /

Người phụ nữ bán loại giấy cổ xưa còn sót lại trên phố cổ, lưu giữ cả sắc phong vẽ thủ công hoa văn rồng chìm của vua - 3

Nơi bà Tâm trưng bày giấy dó cũng rất đơn giản và cũ kỹ. 

Hơn 30 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm bà Tâm vẫn gắn bó với những tập giấy dó truyền thống. Chính sự tận tâm lưu giữ những mặt hàng và giá trị truyền thống của bà mà nhiều khách nước ngoài, nếu đến Hà Nội mua giấy dó là sẽ tìm đến bà, trong đó nhiều nhất là khách hàng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Giấy dó bà bán ra được sản xuất sản xuất hoàn toàn thủ công, không có tác động của hóa chất bên trong tờ giấy, vì thế nó còn sử dụng trong chế biến thực phẩm. Để làm được 1 tờ giấy dó cần trải qua vô số công đoạn, mất nhiều thời gian lẫn sức người. Ví như chỉ với việc ngâm vỏ cây dó đã tốn khoảng 3 tháng. Sau khi ngâm xong lại cần đun liên tục trong 3 ngày 2 đêm rồi trải qua thêm một loạt công đoạn nữa từ giã, xeo, ép, bóc, phơi... mới có được thành phẩm là tờ giấy dó hoàn chỉnh.

“Do lượng người sử dụng ít, làm nhiều công đoạn nên hiện giấy dó không được sản xuất nhiều, sản phẩm tôi đang bán cũng được tích trữ từ ngày xưa, nay vẫn còn và bán cho những người am hiểu và thực sự biết giá trị của loại giấy này”, bà Tâm nói.

Hiện lượng khách mua giấy dó không còn nhiều như xưa.

Hiện lượng khách mua giấy dó không còn nhiều như xưa.

Trải qua vài chục năm bán giấy dó, bà Tâm cho rằng bà làm việc này không phải vì mục đích kinh tế. Mong muốn lớn nhất của bà là góp phần lưu giữ một phần văn hóa cho thế hệ con cháu. Nhất là khi giấy dó là thứ làm nền, để những văn hóa khác được viết/vẽ lên.

“Không chỉ viết thư pháp, rất nhiều dòng họ mua giấy dó về viết gia phả, làm giấy điệp vẽ tranh hay trước đây, giấy dó còn dùng để làm sắc phong của vua chúa”, bà Tâm chia sẻ và cho biết hiện bà cũng đang lưu giữ một sắc phong vẽ thủ công hoa văn rồng chìm thời Nguyễn.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/2-2023/images/2023-05-02/nguoi-phu-nu-ban-loai-giay-co-xua-con-sot-lai-tren-pho-co-luu-giu-ca-sac-phong-ve-thu-cong-hoa-van-r-giay6-1683025333-988-width780height520.jpg width660 /

Bức sắc phong thời vua nhà Nguyễn được vẽ thủ công hoa văn rồng chìm trên giấy dó. 

Thực chất giấy dó có rất nhiều loại và chỉ người có kinh nghiệm mới biết và phân biệt được loại nào là tốt nhất. Theo đó, giấy dó càng mỏng lại càng tốt, bởi "nhiều dó" và thường dai hơn. Mỗi lớp giấy gọi là bóc"giấy. Giấy có 1 bóc, 2 bóc là loại giấy tốt và dai nhất. Thành phẩm thứ 2 sau khi tạo ra giấy dó là giấy bải (loại 2) và cuối cùng là giấy moi (loại 3).

“Hiện cửa hàng tôi bán chạy nhất là giấy bải (loại 2), với khoảng vài chục vạn tờ đã được bán ra. Loại này cũng được làm từ cây dó nên những tới giấy này rất dai. Nhiều cửa hàng, gia đình mua về để lọc canh cua, hay các hiệu thuốc đông y mua về để lọc thuốc. Loại giấy này rất dai có thể chà, bóp hay ép tùy ý mà không bị rách”, bà Tâm chia sẻ.

Người phụ nữ bán loại giấy cổ xưa còn sót lại trên phố cổ, lưu giữ cả sắc phong vẽ thủ công hoa văn rồng chìm của vua - 6

Bà Tâm lo lắng sau thế hệ bà không còn ai bán và lưu giữ loại giấy đặc biệt này nữa. 

Điều bà Tâm suy tư nhất lúc này là sau thế hệ bà sẽ không còn ai hứng thú với loại giấy bản địa, có truyền thống lâu đời và lưu giữ bao nét đẹp văn hóa này. “Mỗi khi cầm tờ giấy dó lên, hay nhìn những tác phẩm được sáng tạo trên tờ giấy mình bán ra, tôi nhận thấy hơi thở của văn hóa đang phảng phất trong đó”, bà nói.

Giúp việc gắn bó cả đời cùng gia đình đại gia giàu nhất nhì phố cổ một thời, khi mất gia chủ lập ban thờ như người thân
Cả đời làm giúp việc cho gia đình đại gia ở Hà Thành, khi già yếu được con cháu đón về nhưng vài tháng lại về nhà chủ và rồi đến khi mất được chủ nhà lập ban thờ thắp hương tại gia đình.

Chuyện phố cổ

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện phố cổ