Chính Nô – con rể của chị Vư cũng phải thốt lên ngợi khen mối tình của mẹ và cha dượng trẻ tuổi.
Cặp đôi “đũa lệch” Thị Vư (SN 1970) và Mí Sình (SN 1997) đã không còn xa lạ với nhiều người, nhất là dân bản vùng núi cao ở Hà Giang. Họ chính là tấm gương để trai gái H’mông noi theo trong tình yêu – đó là chân thành yêu, hết mực quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
“Thời nay, trai gái yêu rồi cưới chóng vánh lắm. Vì thế chúng ở với nhau được dăm ba bữa cảm thấy không hợp là quyết định đường ai nấy đi. Ở bản này có nhiều cặp như vậy lắm, đến mức cán bộ phải xuống giải hoà và động viên suy nghĩ lại.
Chúng tôi thường lấy vợ chồng chị Vư ra làm tấm gương sáng để lũ trẻ học theo. Chị ấy lớn tuổi, cưới chồng đáng tuổi con trai mà sống 3-4 năm vẫn hạnh phúc, không có điều tiếng gì cả”, anh Thào Mí Lung (39 tuổi) – một người dân sống cùng bản với vợ chồng chị Vư nói.
Lại nhớ vài năm trước, thời điểm Mí Sình quyết định cưới chị Vư làm vợ đã nhận sự phản đối gay gắt. Anh chịu rất nhiều lời bàn ra tán vào từ hàng xóm và bà con trong bản. Họ bảo anh còn trẻ, có sức khỏe lại rất khôi ngôi tuấn tú cớ sao lại lấy người đàn bà góa chồng. Song anh chỉ biết im lặng và tự động viên bản thân rằng mồ côi cha lại chẳng có tấc đất dựng nhà thì lấy ai cũng được, miễn là được họ yêu thương...
Nô - con rể của chị Vư và Mí Sình.
Cuối cùng, chị Vư và Mí Sình đã chứng minh cho tất cả tình yêu của họ là chân thành, không vụ lời và mãi bền chặt. Vì thế không ít người trong bản phải thay đổi cái nhìn từ rè bỉu sang khâm phục, ngưỡng mộ cặp đôi “cô – cháu”.
Và chính Nô – con rể của chị Vư cũng phải thốt lên ngợi khen mối tình của mẹ và cha dượng trẻ tuổi. Anh bộc bạch: “Mình chính là người ủng hộ cuộc hôn nhân của mẹ vợ, thậm chí còn động viên vợ ủng hộ tình yêu của mẹ. Giờ mẹ sống với bố dượng hạnh phúc, mình thấy vui lây và hãnh diện khi có con mắt nhìn người chuẩn.
Trước Tết – hồi xuất ngũ, mình có hứa với mẹ sẽ đến nhà uống rượu với bố dượng. Vậy mà qua năm mới, bắt đầu vụ ngô mới có thời gian đây. Hôm nay mình sẽ đích thân vào bếp nấu các món ngon cho mẹ và bố dượng thưởng thức”.
Nô cũng tiết lộ rằng, nhờ sự động viên của cha mẹ vợ, vợ chồng anh đã “mạnh dạn” mua thêm một con bò trị giá 13.5 triệu đồng để làm kinh tế. Sau đó anh dự định chơi hết tháng Giêng sẽ đi học và thi bằng lái xe để sau này có cuộc sống ổn định.
Mí Sình nấu cơm cho vợ sau thời gian cày đất để trồng ngô.
“Vợ mình ở nhà chăn nuôi bò lợn, thi thoảng có dượng sang giúp nên đỡ vất vả rất nhiều. Vì thế mình sẽ đi học và thi bằng lái xe ô tô tải. Mình tính có bằng sẽ mướn xe về chạy hoặc đi chạy thuê. Lúc đó cuộc sống khấm khá hơn, mình có thể giúp đỡ bố mẹ hai bên.
Quả thực, phụ nữ ở vùng cao này chẳng có tuổi nghỉ hưu, nhiều tuổi vẫn phải lao động. Và ai cũng nghĩ đó là điều đương nhiên. Chỉ khi mình gia nhập quân ngũ học được nhiều điều, kiến thức tốt nên luôn muốn làm giàu để bố mẹ không phải khổ cực nữa. Mình cũng thương mẹ Vư cả đời vất vả, không có ngày nào nghỉ ngơi cả”, con rể của chị Vư xúc động.
Cả nhà ăn xong bữa cơm ngon đầy thịt đầu năm, vợ chồng Nô khăn gói về nhà. Chị Vư bịn rịn con gái khiến bao người không khỏi xót xa. Chị nói: “Mẹ con mình cách nhau vài quả đồi nhưng đường đi đến đó tốn nhiều thời gian lắm. Mình lại có tuổi nên ít khi sang đó thăm con gái được. Đợt này con về nhà chơi lâu, giờ con đi chẳng biết bao giờ mới gặp lại”.
Còn chị Vư chuẩn bị nồi cơm trắng thơm ngon để chồng ăn trưa.
Mí Sình liền an ủi vợ và hứa gắng làm lụng để sớm sửa nhà. Khi đó con gái và Nô sẽ về ăn tân gia, gia đình lại được đoàn tụ thêm lần nữa. “Nhà sửa xong, không chỉ vợ chồng con rể Nô về chơi mà những con khác cũng về. Chắc hẳn vợ mình vui lắm vì lâu lắm rồi đại gia đình chưa gặp gỡ”, anh tiết lộ.
Lúc này chúng tôi liền hỏi: “Bao giờ Sình xuống thành phố làm việc?”. Chàng trai H’mông cho biết bao giờ thửa ruộng của nhà cày xong sẽ đi làm. Dù chủ thầu đã gọi nhưng anh không muốn công việc đồng áng dồn hết lên đôi vai của chị Vư.
“Năm qua, vợ mình vất vả nhiều rồi. Vợ phải cáng đáng mọi chuyện ở nhà, từ chăn nuôi, đến cày đất, trồng ngô… Thậm chí vợ ở nhà cũng đứng ngồi không yên, lo lắng khi mình gặp tai nạn lao động.
Với những gì vợ làm cho mình, mình không muốn vợ phải cực khổ nữa. Mình sẽ ở nhà làm xong xuôi mọi thứ mới tính tiếp chuyện xuống dưới xuôi làm việc”, Mí Sình thành thật.