Cưới chồng trẻ bị thiên hạ hoài nghi, người phụ nữ 80 tuổi có cái tên độc lạ khẳng định: "Chúng tôi sống hòa thuận lắm"

NGỌC HÀ - Ngày 14/02/2023 09:30 AM (GMT+7)

Nhắc đến chuyện cụ Phúc hơn chồng gần 20 tuổi, cụ cười: “Duyên số cả thôi! Chúng tôi cưới nhau từ năm 1982 và sống hạnh phúc đến tận bây giờ đó".

Dưới chân ngọn núi tại Ninh Thuận có một cặp vợ chồng “đũa lệch” rất đặc biệt. Họ dù sống cách xa khu dân cư – nơi hẻo lánh nhưng chỉ cần nhắc đến tên là ai cũng hay biết. “Ở vùng này, ai cũng biết cặp đôi vợ 80 tuổi, chồng 63 tuổi. tôi không rõ họ tên ra sao vì là người dân tộc, lại nói tiếng Kinh không sõi nên hỏi cũng chẳng nghe được.

Tôi chỉ biết họ sống dưới chân núi, dựng nhà tạm bợ để ở và chăn nuôi chó mèo làm bầu bạn. Một số người tò mò đã tìm đến đó rồi không ngớt lời khen ngợi về tình yêu cũng như cách sống của cặp vợ chồng lớn tuổi này”, chị Nguyễn Thị Hồng (39 tuổi) – một người dân sống tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm cho biết.

Sau đó chúng tôi lần theo chỉ dẫn tìm đến nơi ở của cặp vợ chồng “đũa lệch”. Đường vào đó không hề dễ dàng chút nào dù họ sống ngay dưới chân núi. Và chúng tôi đến nơi không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh hiện ra trước mắt: nhiều túp lều được dựng lên trên khoảng đất trồng, mọi thứ sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ. Hơn cả, cảnh sắc nơi này thật yên bình và trong lành, phần nào lý giải nguyên nhân vì sao họ sống ở đây được lâu đến vậy!

Thấy người lạ ghé tới, cụ bà 80 tuổi với làn da ngăm đen, đôi mắt sáng ngời vội vã mời chào ngồi xuống chơi. Sau đó cụ tự giới thiệu khuôn viên của gia đình: “Quanh đây chỉ có gia đình tôi sinh sống thôi. Đây là chỗ ở của vợ chồng tôi, còn kia là chỗ ngủ của mấy đứa cháu, xa xa là nơi nuôi gà vịt.

Gia đình tôi sống ở đây từ lâu, canh tác trồng ngô trên này luôn. Tôi thấy tiện vô cùng, vừa ở vừa trông được nương rẫy, gia súc gia cầm. Thi thoảng người ta cũng ghé tới chơi rồi cho cái này cái kia. Tôi thấy trân quý lắm vì người Việt mình xưa có tính tương thân tương ái, lá lành đùm lá rác’', cụ bà 80 tuổi chia sẻ.

Vợ chồng cụ Phúc.

Vợ chồng cụ Phúc.

Cụ bà giới thiệu có con cháu ở cùng, song chúng tôi chỉ thấy duy nhất cụ ở đó. Khi chúng tôi thắc mắc thì nhận được câu trả lời rành mạch: “Ban ngày, các con tôi phải đi làm chứ! Còn lũ trẻ phải đến trường học cái chữ để thoát nghèo. Mọi người đừng nghĩ đây là vùng núi xa xôi, trẻ con thất học nhé. Giờ xã hội phát triển, người đồng bào chúng tôi suy nghĩ hiện đại lắm, biết rõ chỉ có học mới giúp tụi trẻ thoát nghèo thôi”.

Nói rồi cụ dẫn chúng tôi ghé thăm phòng ngủ của các cháu – căn phòng được dựng bằng tre nứa, có đủ giường, chăn màn… Đặc biệt mọi thứ được cụ sắp xếp vô cùng gọn gàng, quét dọn sạch sẽ giống như nơi nghỉ dưỡng dành cho khách du lịch. Cụ bảo từ thuở con gái đã có tính sạch, thích dọn dẹp nên giờ vẫn vậy. “Tôi còn có quan niệm “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Gia đình tôi dù sống trong căn nhà dựng tạm nhưng vẫn phải sạch sẽ thì sức khoẻ mới tốt được, ở bẩn khó chịu lắm”, cụ bà nói.

Khi chúng tôi hỏi cụ bà tên gì, cụ cười bảo: “Tên tôi khó nghe khó đọc lắm vì là tiếng đồng bào. Nhiều người dân tộc Kinh lên chơi, tôi đọc mãi họ mới nghe ra đó. Tôi là A To A Sắt Thi Phúc – lạ lắm đúng không?

Đây là tên do cha mẹ tôi đặt, còn ý nghĩa như thế nào tôi cũng không hay. Có lẽ vì đó là tiếng dân tộc nên các cụ đặt thôi, chứ chẳng có hàm ý gì đâu”.

Về việc sống dưới chân núi – cách xa khu dân cư sẽ sinh sống ra sao, cụ Phúc cho biết ở đây sống theo kiểu “bạ đâu ăn đó”, tức trồng được cây nào, nuôi con gì thì ăn cái đó, chứ không phải mua bán như dưới xuôi. “Gia đình tôi sống theo kiểu tự cung tự cấp, ví dụ trồng được ngô thì ăn ngô, cấy được lúa thì ăn gạo. Chúng tôi sống mãi cũng quen rồi, chẳng sao cả… chỉ có bọn trẻ thì phải chịu khó quen thôi”, cụ Phúc nói.

Nhắc đến chuyện cụ Phúc hơn chồng gần 20 tuổi, cụ cười: “Duyên số cả thôi! Chúng tôi cưới nhau từ năm 1982 và sống hạnh phúc đến tận bây giờ đó. Người ta bảo vợ chồng như cô – cháu, có khoảng cách thế hệ sẽ thường xuyên xảy ra bất đồng. May mắn chồng tôi luôn hiểu chuyện, nhường nhịn vợ mọi thứ nên gia đình hoà thuận lắm.

Ông ấy giờ 63 tuổi, còn rất trẻ nên đảm nhận những công việc nặng nhọc. Còn tôi chỉ loanh quanh ở nhà dọn dẹp mọi thứ cho sạch sẽ. Hôm bữa cháu tôi bệnh phải nằm viện tỉnh, ông ấy cũng là người xuống chăm sóc đó”.

Cuộc sống khó khăn là vậy, cụ Phúc và chồng vẫn nuôi 5 chú mèo và 2 con chó. Cụ coi đó là thú cưng trong nhà và dành tình cảm đặc biệt. Cụ luôn ưu tiên cho chúng được ăn cơm với thức ăn… Đây được coi là thú vui điền vui tuổi về già của cụ nên con cháu ai cũng ủng hộ.

Hiện tại Phúc hài lòng với tất cả. Cụ bảo giờ chỉ mong chồng mạnh khoẻ, các con có công việc ổn định, đàn cháu chăm ngoan học giỏi. Như thế, cụ có nhắm mắt xuôi tay cũng cảm thấy an yên, không vướng bận gì hồng trần.

Người phụ nữ 24 tuổi có 3 chồng nổi tiếng Ninh Thuận: Em hễ cưới ai là người đó có nhân tình, ruồng rẫy vợ con
Thời điểm ấy, chuyện con gái bỏ chồng ở bản này được coi là tày đình, người người nhà nhà không chấp nhận. Song bố mẹ Gái vì thương con vẫn dang tay ôm con ôm cháu vào lòng.

Hôn nhân gia đình

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h