Có tiền, vợ chồng anh mất ăn mất ngủ, cùng nhau lên kế hoạch sử dụng sao cho hợp lý.
Đến thị trấn Gò Quao (Gò Quao, Kiên Giang) hỏi người dân về giai thoại anh chàng thu mua ve chai trúng độc đắc cách đây chục năm ai cũng tỏ tường. Họ nể và thán phục cách sống của anh khi trở thành tỷ phú xổ số. Đó là anh Trần Trí Đạt (SN 1970, ngụ ấp Phước Hưng 2).
Anh chàng thu mua ve chai cưới cô gái ngoan hiền
Anh Đạt sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, không được cha mẹ cho ăn học đến nơi đến chốn. Vì thế, anh không biết chữ cũng chẳng có bằng cấp, không tài nào xin nổi một công việc ổn định. Anh đành dùng chính sức lao động của bản thân để… kiếm sống, ai thuê gì làm đó. Song tiền anh kiếm không đáng là bao so với công sức bỏ ra, cuộc sống cứ long đong lận đận, thậm chí phải chịu đói chịu khát.
Giữa cùng cùng cực nhất, anh nghe thiên hạ đồn nghề thu mua ve chai mang lại thu nhập cao, lại không vi phạm pháp luật. Do đó, anh đã tự lựa chọn đó là cái nghiệp của cuộc đời mình.
Chị My, vợ anh Đạt vui vẻ nhắc đến chuyện trúng số của chồng.
“Công việc đó vất vả lắm nhưng tôi được quyền tự quyết về thời gian, lại làm chủ, có thu nhập ổn định. Tôi đã sắm chiếc xe ba gác và cái kèn rồi đi khắp nơi rao để người dân biết đem đồ ra bán. Tôi thu mua tất cả, nào là giấy vụn, ve chai, sắt vụn… sau đó đem về cân lại cho chủ vựa”, anh Đạt từng kể.
“Có công mài sắt có ngày nên kim”, anh Đạt cứ tần tảo làm lụng, đi khắp muôn nơi thu gom phế liệu. Chẳng mấy chốc anh đã dành dụm được kha khá tiền.
Trong một lần đi làm, chàng trai miền Tây đã trúng tiếng sét ái tình của cô gái tên My – người con gái sở hữu nhan sắc chuẩn miền sông nước, nụ cười hiền hòa cách ăn nói có duyên. Anh biết mình đã yêu cô gái ấy ngay từ cái nhìn đầu tiên nên ngày nào cũng rẽ qua dãy trọ của cô ấy thu mua phế liệu. Anh quyết tâm chinh phục trái tim của chị My.
Thấu hiểu tình cảm của chàng trai hiền lành, chị My đã đồng ý trở thành người yêu và tiến tới hôn nhân với anh Đạt. “Cưới xong, chúng tôi quyết định về quê lập nghiệp. Bà xã xin nghỉ làm ở công ty, về theo nghề thu mua phế liệu của tôi. Tuy nhiên Gò Quao là vùng sông nước có nhiều kênh sạch, đường bộ nhỏ hẹp… không thể chạy xe ba gác được. Tôi quyết định sắm cho mình một đòn gánh, 2 cái thúng và chiếc ghe để tiện cho việc buôn bán.
Chúng tôi cứ thay phiên nhau: vợ đường bộ thì chồng dưới nước… Mỗi ngày, chúng tôi đi hàng chục cây số, khắp Tiền Giang để thu mua ve chai. Mệt nhưng lúc nào cũng mong được như thế bởi có mệt thì thu nhập mới cao”, anh Đạt chia sẻ.
Trúng độc đắc vẫn đi thu mua ve chai
Buổi chiều tháng 10/2013, sau khi đi thu mua phế liệu, vợ chồng anh Đạt đem đến vựa cân và bán lại cho chủ. Sau đó anh qua quán cà phê ngồi nghỉ ngơi sau hàng giờ làm việc vất vả. “Tôi hay mua vé số lắm! Tôi muốn mua vé số để cầu may, mong hai vợ chồng không cực nữa. Bữa đó không thấy người bán quen đâu cả khiến tối bồn chồn, đứng ngồi không yên. Lúc đó tôi còn nghĩ nếu trúng số sẽ không bao giờ bỏ nghề này vì làm quen rồi.
Vài phút sau, chị bán vé số đến, cầm xấp vé 30 tờ. Tôi chọn ngẫu nhiên 2 tờ rồi trả tiền, bỏ vào túi áo và tiếp tục cuộc trò chuyện với mọi người”, anh Đạt nhớ lại.
Anh Đạt vỡ òa sung sướng khi hay tin mình trúng độc đắc.
Chiều cùng ngày, người bán vé số tất tả quay lại thông báo với anh Đạt tin vui đã trúng số độc đắc 3 tỷ đồng. Vợ chồng anh vỡ òa sung sướng nhưng vẫn bỏ tờ vé số ra để con dâu bấm điện thoại so kết quả. Anh dò tới dò lui thấy dãy số của mình trùng với kết quả của đài mới tin chắc đó là thật. Gia đình anh lên Công ty Xổ số kiến thiết Đồng Tháp lĩnh thưởng ngay lập tức.
Có tiền, vợ chồng anh mất ăn mất ngủ, cùng nhau lên kế hoạch sử dụng sao cho hợp lý. Anh quyết định trích một phần trả hết nợ, mua 100kg gạo về phát cho người dân nghèo khó ở địa phương. Sau đó anh tìm mua 5 xào ruộng trị giá 200 triệu đồng, biếu bố mẹ hai bến 20 triệu đồng; tặng anh em và các cháu mỗi ngày 10 triệu đồng. Riêng hai con, anh sẵn sàng cho mỗi con 300 triệu đồng lấy vốn làm ăn. Còn lại anh sẽ trích ra dựng một ngôi nhà khang trang và gửi tiết kiệm để sau này dưỡng già.
Đặc biệt, có tiền tỷ trong tay, anh Đạt thay vì chuyển nghề lại quyết định giữ nguyên công việc đó. Anh bảo nghề thu mua phế liệu đã gắn liền với vợ chồng anh hơn 20 năm, làm quen… nên không thể bỏ được. Hơn cả, ông việc đó đã giúp họ làm nên tất cả từ thuở hai bàn tay trắng.