Ngay khi nhìn thấy món đồ, chuyên gia đã bảo người phụ nữ hãy mang nó về, không cần thẩm định nữa.
Trong chương trình "Thẩm định bảo vật" của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc luôn có sự xuất hiện của các chuyên gia với kiến thức và kinh nghiệm dày dặn, có thể dễ dàng phát hiện ra đó là đồ thật hay giả, xuất xứ từ đâu, nguồn gốc thế nào, giá trị ra sao.
Tuy nhiên, ngay cả khi là một chuyên gia nổi tiếng cũng cần xem xét món đồ kỹ lưỡng rồi mới dám đưa ra lời khẳng định. Ấy vậy mà mới đây, khi một người phụ nữ đem món đồ tới thẩm định, chuyên gia chỉ cần xem xét qua loa đã có thể kết luận.
Hôm đó, người phụ nữ mang đến một chiếc bát sứ màu xanh ngọc, trông hình thức bề ngoài khá đơn giản nhưng lại rất đẹp, sang trọng và bắt mắt. Người phụ nữ cho biết đây là bảo vật gia truyền của nhà chồng, được truyền lại từ các đời tổ tiên và chồng cô là hậu duệ đời thứ 24 của một tể tướng.
Sau khi cầm chiếc bát trên tay, chuyên gia quay sang hỏi người phụ nữ: "Chồng của cô họ gì?". Người phụ nữ cho biết chồng mình họ Lục. Chỉ cần nghe thấy vậy, chuyên gia đã thốt lên: "Mang về đi. Không cần phải thẩm định nữa, đây chính là đồ thật".
Chuyên gia giải thích rằng bảo vật mà người phụ nữ mang đến không phải là một chiếc bát để đựng đồ ăn mà là dụng cụ để rửa bút lông. Vật này thường được các nho sĩ thời cổ đại sử dụng nhưng chỉ có những gia đình quyền quý, chức cao vọng trọng hoặc vương tôn quý tộc mới được sử dụng nó.
Người phụ nữ kể rằng chồng mình họ Lục, lại là hậu duệ đời thứ 24 của một tể tướng. Tính toán dựa trên thời gian, chuyên gia suy đoán rằng đó phải là thời Nam Tống và vị tể tướng đó rất có thể là Lục Tú Phúc - một chính khách và chỉ huy quân sự Trung Quốc sống vào những năm cuối cùng của triều đại nhà Tống. Cùng với Văn Thiên Tường và Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phúc được mệnh danh là "tam anh hùng thời hậu Tống", đóng góp rất nhiều cho đất nước.
Khi các chuyên gia khác cầm chiếc bát trên tay, họ xác định niên đại của nó đúng là vào thời Nam Tống, tức là cách đây đã hơn 800-900 năm. Ngoài ra, dưới đáy của chiếc bát còn được điêu khắc hoa văn đôi cá điển hình của thời đại đó. Đây thực sự là một bảo vật quý báu, mang giá trị lịch sử và văn hóa rất lớn. Tất nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá cả thị trường của món đồ này là cực kỳ cao. Mặc dù vậy, người phụ nữ cho biết cô và gia đình đều không có ý định muốn bán bảo vật này mà sẽ tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ tiếp theo của gia tộc.