Nhắc đến chuyện tại sao không làm đơn gửi lên tư pháp xã xin được sửa tên, người phụ nữ thành thật cho biết bản thân từng nghĩ đến việc sẽ đổi tên, tránh gặp rắc rối.
Tên vô cùng quan trọng đối với một con người, không chỉ dùng để gọi - phân biệt giữa người này với người khác mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa, gửi gắm ước vọng tương lai. Vì thế trước khi đứa trẻ chào đời, bậc phụ huynh thường "nát óc" nghĩ để đặt cho con cái tên thật hay, thật mĩ miều và "sáng ngời".
Dẫu vậy, vẫn có người đặt tên cho con rất ngẫu nhiên hoặc chỉ đơn giản dựa vào một sự kiện nào đó gắn liền với chính cuộc đời họ. Điển hình như trường hợp dưới đây!
Ông Nguyễn Văn Tới - sinh sống tại một tỉnh phía Nam vốn là nhân viên đường sắt từ hồi Pháp thuộc, chuyên làm công việc "bẻ ghi" - điều khiển đường ray cho tàu chuyển hướng. Ông rất tận tâm với công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn và chính xác từng giây từng phút. Vì thế khi vợ sinh con gái đầu lòng, ông liền quyết định đặt tên là Nguyễn Thị Bẻ Ghi.
Chị Ghi từng kể rằng: "Hồi học tiểu học, tôi đã nhiều lần khốn khổ vì cái tên ấy. Hễ thấy tôi bước vào lớp là nhiều bạn đồng thanh la lớn: "Bẻ, bẻ gì?". Sau đó một nhóm khác vừa đưa tay làm động tác kéo kéo, giật giật, vừa la tiếp: "Bẻ, bẻ ghi".
Hồi học tiểu học, chị Nguyễn Thị Bẻ Ghi đã nhiều lần khốn khổ vì cái tên do cha đặt.
Khi ấy chị Bẻ Ghi không biết phải làm sao bởi dù sao cái tên đó cũng do cha đặt. Vì thế chị đành chấp nhận với hi vọng sau này trưởng thành sẽ không gặp tình huống dở khóc dở cười. Ngờ đâu khi đi học đại học, đi làm... chị vẫn thi thoảng chịu cảnh bị người đời dè bỉu, chê bai cái tên chẳng giống ai.
"Tôi thi vào đại học, giám thị đọc đến tên tôi đã phải nín cười. Tôi đỏ mặt không dám nói gì vì bản thân tự biết rằng họ đang cười thầm vì cái tên đặt biệt Bẻ Ghi
Chưa kể lúc lấy chồng, tôi chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mà ông xã lại tên Lê Văn Quẹo khiến nhiều khách mời đám cưới nói đùa: "Bẻ ghi xong mà tàu không quẹo thì lật cái rầm liền"", chị Bẻ Ghi chia sẻ.
Ông Tới vốn là nhân viên đường sắt từ hồi Pháp thuộc, chuyên làm công việc "bẻ ghi" - điều khiển đường ray cho tàu chuyển hướng nên đã đặt tên con gái là Bẻ Ghi.
Nhắc đến chuyện tại sao không làm đơn gửi lên tư pháp xã xin được sửa tên, người phụ nữ thành thật cho biết bản thân từng nghĩ đến việc sẽ đổi tên tránh gặp rắc rối. Song chị lại thôi ý định đó vì dù sao tên cũng do cha đặt. "Tên xấu hay đẹp cũng là của bà tôi đặt cho. Tôi không muốn đi sửa, như vậy chẳng khác nào bất kính với ông", người phụ nữ miền Tây nói.
Cũng như ông Tới, ông Vũ Trần ở Chợ Mới (An Giang) cũng có hành động "trót dại" khi đặt tên 3 con lần lượt là Vũ Loạn Lạc, Vũ Thị Lạc Lang và Vũ Lang Thang. Sở dĩ ông đặt tên các con như vậy vì cha mẹ ông đã phản đối cuộc hôn nhân của vợ chồng ông. Họ không chấp nhận vợ ông làm con dâu.
Ông Tới muốn cha mẹ ruột biết rằng 3 đứa cháu nội sẽ là những đứa trẻ không cội nguồn, không quê quán. Song ông đâu có ngờ bản thân đã vô tình đẩy các con vào những tình huống trớ trêu, thậm chí luôn cảm thấy mặc cảm vì cái tên kỳ quặc.