"Có người bảo tôi hồ đồ khi "tán lộc" nhiều như thế? Tôi lại nghĩ khác, mình có được may mắn thì cũng không nên giữ tất cả", người phụ nữ miền Trung tâm sự.
Chị Nguyễn Thị Vị (ngụ Xuân Lộc, Đồng Nai) vốn có cuộc sống ổn định bên chồng con. Chị thường dạy các con phải "đói cho sạch, rách cho thơm", tuyệt đối không được trộm cắp hay làm liều khi lâm vào cảnh cùng cực.
Chính phương pháp dạy dỗ con làm người như thế đã giúp cuộc đời chị bước sang một trang mới, trở thành tấm gương sáng cho bao người trong vùng noi theo. "Chị Vị là người phụ nữ mộc mạc và chân chất. Chị ấy sống rất... sạch, chưa bao giờ có điều tiếng gì với bất cứ ai.
Khi chị ấy trúng độc đắc 1.5 tỷ đồng, chúng tôi đều ngưỡng mộ rồi công nhận đó là ở hiền thì gặp lành, được trời thương. Đáng nói, chị có tiền vẫn giữ nguyên nếp sống thuở cơ hàn khiến bà con nể phục lắm", chị Hai Tư (40 tuổi) - một người hàng xóm của chị Vị cho hay.
Có tiền tỷ trong tay liền "tán lộc" muôn nơi
Sau đó người phụ nữ từ từ kể cho chúng tôi nghe chuyện gia đình chị Vị "lên đời" nhờ trúng số. Hôm đó, chị đang ngồi ngoài bến xe có việc thì một ông cụ bán vé số lại gần mời mua. Ban đầu chị từ chối bởi chưa từng chơi trò đỏ đen này. Sau chị thấy ông cụ tội quá nên ủng hộ 2 tờ rồi về nhà đưa cho ông xã cầm chứ không hề bận tâm đến.
"Tối đó, anh Trương - chồng tôi có lịch trực ở cơ quan, tiện mang hai tấm vé ra dò xem sao? Anh ngỡ ngàng khi thấy một trong hai dãy số trùng với giải độc đắc liền gọi điện về thông báo. Lúc này tôi đang ngái ngủ, không tin là thật liền quở trách anh: "Trúng gì mà trúng, có mà trúng gió ấy". Tôi cúp máy và tiếp tục đi ngủ.
Chị Vị là người phụ nữ mộc mạc và chân chất. Chị ấy sống rất... sạch, chưa bao giờ có điều tiếng gì với bất cứ ai.
Chồng biết tôi không tin nên gọi điện lần nữa thông báo đó là sự thật, không phải chuyện đùa. Tôi tỉnh cả ngủ và cứ thao thức mãi không biết có sự nhầm lẫn ở đó hay không?", chị Vị từng tâm sự.
Anh Trương về đến nhà, chị Vị bắt anh dò đi dò lại, soi từng con số một. Khi chắc chắn trúng 100%, chị vỡ òa hạnh phúc, thầm cảm tạ ông lão đã giúp gia đình "đổi đời".
Lĩnh số tiền 1.5 tỷ đồng, vợ chồng chị Vị liền ủng hộ quỹ vì người nghèo các cấp, các hội phụ nữ, nông dân tập thể, hội chữ thập đỏ... Với bà con trong xóm, chị mua tặng mỗi gia đình 10kg gạo, một bịch bột ngọt kèm theo tiền mặt. Còn gia đình, chị biếu tặng cha mẹ, anh em một số tiền khá lớn...
Về phía ông lão bán vé số, vợ chồng chị nhiều lần ra bến xe tìm để gửi lời cảm ơn và biếu chút tiền nhưng đều không gặp. "Có người bảo tôi hồ đồ khi "tán lộc" nhiều như thế? Tôi lại nghĩ khác, mình có được may mắn thì cũng không nên giữ tất cả. Sau khi ủng hộ và giúp đỡ người khó khăn, biếu tặng gia đình, số tiền còn lại vẫn đủ để mua mảnh đất cho hai con sau này và gửi tiết kiệm. Tôi mừng vì mình được trời thương ban cho số tiền lớn đến thế", chị Vị trải lòng.
Trúng độc đắc vẫn sống mộc mạc và chân chất
Kể về hoàn cảnh gia đình, chị Vị cho biết hai vợ chồng chị quê gốc miền Trung, sinh ra trong gia đình đều làm nông. Từ nhỏ chị đã phơi nắng dầm sương làm đủ nghề để kiếm sống. Sau đó chị theo cha mẹ vào Đồng Nai lập nghiệp rồi nên duyên với anh Trương.
Cặp vợ chồng trẻ quyết định xin cha mẹ cho ra ở riêng để dựng xây tổ ấm tại mảnh đất Xuân Trường. Cả hai cùng nhau nỗ lực vun vén sự hạnh phúc và duy trì cuộc sống an yên. Anh Trương công tác tại khu Di tích Gia Lào, còn chị là một công nhân sản xuất giày da.
Lĩnh số tiền 1.5 tỷ đồng, vợ chồng chị Vị liền ủng hộ quỹ vì người nghèo các cấp, các hội phụ nữ, nông dân tập thể, hội chữ thập đỏ...
"Điều tôi tự hào nhất là có một người chồng chịu thương chịu khó, hai con học giỏi ngoan ngoãn. Chúng tôi dù không giàu có nhưng chẳng quản khó khăn để các con được ăn học đàng hoàng như bao đứa trẻ khác. Và chúng đã không phụ lòng cha mẹ khi đạt thành tích học tập tốt", chị Vị khoe.
Vừa dứt lời, chị Vị tiếp tục kể về sức khỏe của bản thân. Chị vốn mắc bệnh sỏi thận nhưng đã phẫu thuật, trị dứt điểm nhờ tiền trúng số. "Hồi ấy ai cũng khuyên nghỉ làm ở công ty nhưng tôi không chịu. Tôi đi làm công nhân cũng thu nhập được 5 triệu đồng. Nếu nghỉ làm, tôi vừa nghỉ vừa không có tiền. Khi ấy tiền núi cũng sớm hết thôi", người phụ nữ miền Trung nói.