Không chỉ lâm hạnh một nữ tù nhân khi mới 13 tuổi, sau khi đăng cơ còn lập tận 4 vị hoàng hậu và vì không có thời gian lo cho hậu cung mà ông chán không làm hoàng đế.
Trong số các chế độ chính quyền do người du mục thiết lập trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, các triều đại Bắc Ngụy và Bắc Chu của người Tây Bắc là để lại nhiều thành tựu nhất, nổi bật là Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế hay Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung.
Nói về Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung, mặc dù sinh ra là một người Hồ nhưng ông đã thay đổi truyền thống lỗ mãng và hiếu chiến của tổ tiên, đồng thời rất quan tâm đến cuộc sống của bá tánh, do đó nhận được rất nhiều sự kính trọng từ người Hán.
Tuy nhiên, khi Vũ Văn Ung mới trở thành hoàng đế, quyền lực của triều đình đang chịu sự kiểm soát của Vũ Văn Hộ - chấp chưởng quyền lực của dòng họ Vũ Văn. Vũ Văn Hộ với đại quyền trong tay trước đó đã khiến 2 vị hoàng đế của Bắc Chu là Hiếu Mẫn Đế và Chu Minh mất mạng.
Do đó, suốt 12 năm sau khi đăng cơ, Chu Vũ Đế luôn khiêm nhường không tỏ ra chống đối Vũ Văn Hộ, để ông ta yên tâm Vũ Đế là người dễ điều khiển, qua đó có thể ngầm tích lũy quyền lực để cuối cùng có thể lật đổ và giết chết Vũ Văn Hộ.
Sau đó, Chu Vũ Đế rất trân trọng quyền lực mà rất vất vả mới giành lại được, và ông điều hành đất nước của mình rất cẩn thận. Qua những trải nghiệm bi thương của bản thân trước đây khiến Chu Vũ Đế thực sự nhận ra rằng lập vị thái tử là nền tảng của vương triều. Chỉ có bằng cách này, ông mới có thể tránh cho các bậc hoàng đế sau này khỏi kiếp bù nhìn.
Vì lý do này, con trai của ông là Vũ Văn Uân đã được lập làm Thái tử Bắc Chu khi mới 13 tuổi. Trên phương vị của một hoàng đế, Chu Vũ Đế kỳ vọng rất lớn vào thái tử. Ông tìm những người thầy tốt nhất và theo dõi chặt chẽ việc học hành, cuộc sống hay những chuyến hành vi của cậu. Chỉ cần thái tử cư xử phạm sai sót thì sẽ bị đấm, đá, thậm chí quất roi đánh gậy.
Tuy nhiên, sự nghiêm khắc thái quá của Chu Vũ Đế lại gây ra phản ứng ngược. Thái tử Vũ Văn Uân bên ngoài thì giả bộ đã học được một bài học, nhưng bên trong lại tỏ ra bất mãn vì phải kìm nén các hành vi của mình.
Khi đó, quân Tây Lương, nhà Trần và các chính quyền khác luôn rình rập xung quanh nhà Bắc Chu, do đó, Chu Vũ Đế luôn bận rộn với quân vụ, thế nên nhiều việc xấu mà Vũ Văn Uân đã làm thực sự bị che giấu.
Mặc dù ôm ấp tham vọng lớn nhưng Chu Vũ Đế lâm bệnh qua đời sau khi vừa tiêu diệt kình địch Bắc Tề vào năm 578. Vũ Văn Uân nối ngôi, trở thành Bắc Chu Tuyên Đế, và những gì diễn ra sau đó của vị hoàng đế này không gì khác ngoài những lời chê bai.
Chỉ vừa mới để tang tiên hoàng 1 tháng, Vũ Văn Uân đã ngồi lên ngai vàng. Sự nóng vội của ông không phải vì lo cho quốc gia đại sự, mà là nghĩ đến những phi tần thị nữ mà cha mình để lại trong hậu cung.
Vũ Văn Uân thực chất vốn là người hoang dâm háo sắc. Trong quá khứ lúc trở thành thái tử khi mới 13 tuổi, cùng sự hân hoan vui sướng đã nhắm trúng và lâm hạnh một tỳ nữ xinh đẹp trong cung. Người tỳ nữ đó là Chu Mãn Nguyệt, hơn ông đến 12 tuổi và là một tù nhân được đưa vào làm việc trong cung theo quy định pháp luật, sau trở thành 1 trong 4 vị hoàng hậu của Vũ Văn Uân.
1 năm sau đó, Chu Mãn Nguyệt sinh hạ cho thái tử người con trai đầu lòng, thế nhưng do thân phận thấp kém nên bà khi đó không được phong làm thái tử phi.
Vũ Văn Uân sau khi đăng cơ cho đến năm 19 tuổi, đã cảm thấy làm hoàng đế quá mệt, khiến ông không có thời gian quan tâm đến những người phụ nữ trong hậu cung của mình, do đó ông quyết định truyền ngôi cho người con trưởng mới 6 tuổi. Thay vì làm thái thượng hoàng, ông xưng làm Thiên nguyên hoàng đế, hưởng thụ cuộc sống phong lưu.
Việc ngày đêm đắm chìm trong tửu sắc khiến Thiên nguyên hoàng đế lâm bệnh và sớm qua đời ở tuổi 22. Hoàng đế mới có 6 tuổi đương nhiên không thể gánh vác nổi giang sơn xã tắc, nên đã để Dương Kiên đoạt lấy ngai vàng, lặp ra nhà Tùy, đem lại giai đoạn thái bình và thịnh vượng mới cho Trung Quốc cổ đại sau hàng trăm năm chia cắt.