Thực tế đã có rất nhiều bài toán tưởng chừng dễ như ăn kẹo của học sinh lớp 1 nhưng lại trở thành đề tài tranh luận sôi nổi khiến nhiều người đau đầu.
Bài toán "Anh hơn em bao nhiêu tuổi?", 90% người lớn sai ngớ ngẩn
Cách đây không lâu, một bài toán tính tuổi đang gây sốt mạng xã hội và hầu hết các câu trả lời đều khiến người hỏi phải bật cười. 90% người lớn khi được hỏi đều trả lời sai một cách ngớ ngẩn.
Nhiều người trả lời trong vòng 1 nốt nhạc nhưng kết quả... sai.
Bài toán được cho như sau: "Anh năm nay 6 tuổi. Anh gấp đôi tuổi em. Hỏi năm anh 70 tuổi thì em bao nhiêu tuổi?". Mới đọc qua bài toán tưởng chừng rất "dễ ăn" và trả lời luôn anh 35 tuổi vì cứ nghĩ đơn giản một nửa là chia đôi nhưng thực chất đây là một đáp án sai.
Đáp án đúng của câu này phải là: Anh 6 tuổi, em gái bằng nửa tuổi anh nghĩa là em gái 3 tuổi. Em gái cũng kém anh 3 tuổi. Khi anh 70 tuổi, em gái anh 67 tuổi, vẫn kém anh 3 tuổi.
Phép tính 8 - 3 + 3 và đáp án gây "sốc" của cô giáo
Màn tranh luận của dân mạng "cô đúng hay trò đúng" xuất phát từ phép tính cộng trừ tưởng như vô cùng đơn giản.
Đề bài được đưa ra rất cụ thể thế này: Kết quả của phép tính 8 - 3 +3 =?
Học sinh đưa ra đáp án là 8, nhưng người chấm lại gạch đi và cho rằng kết quả đúng phải là 2 kèm lời phê "Con chưa hiểu bài". Và sự nhầm lẫn của người chấm bài đã tạo nên cuộc tranh cãi khá rôm rả trên mạng xã hội.
Phép tính đơn giản trở thành chủ đề bình luận rôm rả trên mạng xã hội.
"Người chấm có bị nhầm lẫn không vậy? Phép tính tính từ trái qua phải thì kết quả phải là 2 chứ? Học sinh làm đúng còn người chấm tính sai.", thành viên Mai Hoàng bình luận.
"Hay người ra đề bị nhầm lẫn, ở phép tính cộng phải có dấu (3+3)? Nếu thế thì kết quả là 2 thì chính xác rồi", lời bình troll hài hước của thành viên Liên Giang.
Theo như kiến thức về "Các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép Toán" thì 8 mới là đáp án đúng.
Quy tắc 1: Trước nhất, thực hiện bất kỳ phép toán nào bên trong dấu ngoặc đơn.
Quy tắc 2: Tiếp theo, thực hiện tất cả các phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải.
Quy tắc 3: Cuối cùng, thực hiện tất cả các phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.
Bài toán tính nhanh dậy sóng mạng xã hội với tranh cãi: "Cô sai hay trò sai?"
Trên diễn đàn Chúng tôi là giáo viên tiểu học, một thành viên đăng tải bài toán tính nhanh lớp 1 với câu hỏi "cô sai hay trò sai". Bài toán gây tranh cãi gay gắt phân theo hai luồng ý kiến khác nhau.
Theo đó, bài toán được cho như sau: 66 - 6 + 7 +23 - 18 + 2 = ? Trong hình ảnh chia sẻ, đáp án bài toán học sinh đưa ra là 74 với cách tính đơn thuần từ trái sang phải. Tuy nhiên trong chữ viết màu đỏ được cho là của cô giáo thì đã gạch sai đáp án này.
Trao đổi về bài toán, thầy Thạc sĩ Phạm Phúc Thịnh (giảng viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương) cho biết vấn đề ở đây là có đúng cô giáo chấm không và đề bài có chính xác không? Liệu có phải một phụ huynh nào đó không vừa lòng gì với nhà trườngđã phản ánh sai sự thật vì không thể có chuyện đề sai như thế. Còn nếu đây là hình thật thì cô giáo đã sai hoàn toàn trong trường hợp này.
Số 74 đọc là Bảy mươi bốn hay Bảy mươi tư mới đúng?
Mới đây, mạng xã hội "đào mộ" một bài Toán lớp 1 về cách đọc số đã gây xôn xao nhiều năm về trước. Cụ thể, trong Đề cương ôn tập cuối học kỳ II của học sinh lớp 1 tại một trường Tiểu học có một câu Toán học như sau:
Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Số 74 đọc là:
A. Bảy mươi bốn, B. Bảy mươi tư,
C. Bảy bốn, D. Bảy tư.
Theo hình ảnh được chia sẻ, học sinh chọn đáp án A nhưng giáo viên nói rằng sai và sửa thành đáp án B. Tức là, số 74 phải được đọc là "bảy mươi tư" chứ không phải "bảy mươi bốn".
Đa số dân mạng cho rằng cô giáo quá cứng nhắc, vì số 74 đọc là bảy mươi tư hay bảy mươi bốn đều đúng hết.
Trong Sách giáo khoa môn Toán lớp 1 thì nêu rõ, cách đọc bảy mươi tư mới đúng.