Cho đến ngày nay, nhiều bộ tộc trên thế giới vẫn còn giữ những tập tục khá kỳ quặc và lạ lẫm.
Vùng đất Kaokoland: Phụ nữ ở trần, cả đời không tắm
Sống ở vùng Kaokoland, phía tây bắc quốc gia Namibia xa xôi, bộ tộc Himba luôn là cái tên hấp dẫn đối với những ai thích khám phá văn hóa và truyền thống của các tộc người thiểu số.
Trong nhiều thế kỷ, phụ nữ Himba đã trộn chất béo của sữa với đất sét đỏ và cây bụi omuzumba để tạo thành một hỗn hợp có tên otjize. Hỗn hợp này có mùi thơm giúp chống côn trùng, làm sạch da và có tác dụng chống nắng, chống nóng. Phụ nữ Himba bôi hỗn hợp này lên người để làn da luôn khỏe đẹp trước khí hậu khắc nghiệt, khô cằn của Kaokoland.
Phụ nữ nơi đây không cần mặc quần áo, cũng không cần tắm cả đời.
Ngoài ra, phụ nữ Himba còn đốt các loại thảo mộc thơm trong chiếc thùng chứa có tên ombware, sau đó dùng khói này để tạo mùi thơm cho cơ thể.
Chính vì lấy bùn bôi lên người để làm đẹp nên phụ nữ Himba còn có tục lệ là không tắm hết đời. Họ ít khi mặc quần áo mà chỉ dùng những tấm da dê, các món trang sức thủ công mỹ nghệ đeo lên người.
Bộ tộc thiểu số Kalash của Pakistan: Sự thật vợ thoải mái "mây mưa" với người lạ trước mặt chồng
Với số lượng chưa tới 4.000 người, bộ tộc Kalash chỉ sinh sống tại một vài ngôi làng ở huyện miền núi Chitral, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, phía bắc Pakistan.
Người Kalash nói chung không phân biệt nam nữ. Tuy nhiên, các cô gái và phụ nữ khi có kinh nguyệt sẽ được gửi tới sống ở "Bashaleni", tòa nhà nguyệt san của làng khi đến kỳ cho tới khi họ lấy lại được "sự thuần khiết". Họ cũng trải qua quá trình sinh nở ở bashaleni này. Ngoài ra, sau khi sinh con, phụ nữ Kalash sẽ trải qua một nghi thức gọi là khôi phục "sự thuần khiết", sau đó họ mới được quay lại với chồng.
Thông tin phụ nữ Kalash được phép "mây mưa" với người lạ trước mặt chồng là sai lệch.
Một số video trên Youtube tuyên bố rằng các cô gái Kalash rất dễ dãi trong chuyện quan hệ tình dục. Bộ tộc cho phép phụ nữ được "mây mưa" với bất cứ ai họ chọn, kể cả ngay ở trước mắt chồng mình. Rất nhiều khách du lịch thực sự đã đến khu vực này và hỏi về nơi tìm được những cô gái Kalash như lời đồn. Một quản lý khách sạn tuyên bố ông ước tính 70% du khách Pakistan là những người đàn ông trẻ tuổi đã đặt câu hỏi về tin đồn như vậy.
Cộng đồng người Kalash tự tuyên bố những thông tin đó là sai lệch, họ đã lên tiếng phỉ báng nó. Những poster xuất hiện khắp các ngôi làng của người Kalash, yêu cầu khách du lịch không được chụp ảnh người dân mà không được sự cho phép và không được quấy rối bất cứ phụ nữ địa phương nào. Cảm thấy bị đe dọa bởi những người bên ngoài, một số người Kalash thậm chí còn ngừng tổ chức các lễ hội công khai. Nhiều phụ nữ bộ tộc đã đeo những tấm mạng che mặt do lo sợ bị quấy rối.
Quần đảo Trobriand: Phụ nữ được thoải mái chọn bạn tình
Quần đảo Trobriand là một phần của quốc gia Papua New Guinea. Du khách khi đến với quần đảo này sẽ vô cùng kinh ngạc bởi nhiều tập tục kỳ lạ và thú vị, đặc biệt là những tập tục liên quan tới hôn nhân, tình dục.
Các cô gái trên quần đảo này có thể có bao nhiêu bạn tình cũng được. Không những vậy, phụ nữ trên đảo còn có thể phục kích người đàn ông mình thích, sau đó yêu cầu hoặc ép buộc họ thỏa mãn nhu cầu tình dục.
Phụ nữ trên đảo Trobriand được thoải mái có bạn tình.
Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue, người đã có nhiều nghiên cứu về quần đảo Trobriand cho biết thái độ của người dân nơi đây về tình dục rất dễ dãi. "Người dân đảo Trobiand có cách tiếp cận thoải mái với tình dục trước, thậm chí sau khi kết hôn. Các cô gái tìm hiểu về biện pháp tránh thai rất sớm và trinh tiết không có giá trị gì cả.
Mặc dù ngày càng có nhiều người dân trên đảo được đi học nhưng thái độ của họ đối với tình dục vẫn như cũ. Giáo dục phương Tây đã thay đổi quan điểm của một số người dân đảo nhưng không phải tất cả. Mối quan hệ giữa các cặp vợ chồng tại quần đảo Trobriand cũng khác xa so với các nơi khác. Ở đây, một người đàn ông phải tặng quà cho vợ mình để được quan hệ tình dục. Nhưng do quá dễ dãi trong quan hệ tình dục nên người dân trên đảo này dễ bị nhiễm HIV/AIDS".
Anh em cưới chung một vợ, con gái được chia sẻ chồng với mẹ
Ở một số ngôi làng xa xôi, hẻo lánh thuộc Nepal, con người vẫn duy trì chế độ "đa phu" cùng nhiều tập tục "chăn gối" kỳ lạ, khiến nhiều người không thể tin nổi rằng những chuyện như vậy vẫn còn tồn tại.
Ở đó, một cô dâu khi kết hôn sẽ mặc định phải quan hệ với cả anh em của chồng. Cô Tashi Sangmo là một trong những nhân chứng sống của tục lệ này. Theo lời chia sẻ của cô Tashi, năm 17 tuổi, cô kết hôn với một "chàng trai" mới 14 tuổi có tên Mingmar Lama. Khi đó, Tashi và tất cả mọi người đều nghiễm nhiên hiểu rằng, người em trai của anh Mingmar là Pasang, khi đó 11 tuổi, cũng sẽ trở thành chồng của cô Tashi.
Một số ngôi làng xa xôi ở Nepal vẫn duy trì chế độ đa phu.
Theo tục lệ tại nơi đây, người phụ nữ thường được sắp đặt kết hôn với người con trai cả trong gia đình và nghiễm nhiên cho phép những người em trai sau này có cơ hội cưới luôn “chị dâu”. Thậm chí trong trường hợp em trai quá nhỏ, các “bà vợ” sẽ kiêm luôn chức năng "vú em" chăm sóc và nuôi dưỡng chồng tương lai của mình cho đến khi họ trưởng thành.
Bên cạnh chế độ đa phu, nhiều ngôi làng ở Nepal còn duy trì những tục lệ vô cùng kỳ lạ khác mà ít ai tưởng tượng được.
Anh chị em, thậm chí cha mẹ có thể trao đổi vợ chồng cho nhau. Con trai chia sẻ vợ mình với bố, con gái chia sẻ chồng mình với mẹ ruột, anh chị em trao đổi vợ chồng cho nhau… dần dần mối quan hệ đó trở nên chồng chéo, phức tạp. Tục lệ này được cho là hành động thắt chặt mối quan hệ gia tộc, tạo sự linh hoạt trong hôn nhân.
Ở nhiều nơi, đa phu được coi là hủ tục và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhưng người dân nơi đây lại cho rằng nó bình thường và có lợi.