Đây là lần đầu tiên virus Ebola được phát hiện trong mắt bệnh nhân vài tháng sau khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân âm tính với loại virus này.
Canada công bố kết quả thử nghiệm vắc-xin Ebola đầy hứa hẹn
Nữ y tá gốc Việt nhiễm Ebola kiện bệnh viện Mỹ
Bác sĩ người Mỹ Ian Crozier (44 tuổi) được chẩn đoán nhiễm virus chết người Ebola vào tháng 9 năm 2014 trong khi đang làm nhiệm vụ tại vùng tâm dịch Sierra Leone với vai trò là bác sỹ của Tổ chức Y tế Thế giới.
Sau khi phát hiện nhiễm virus, bác sỹ Crozier đã được đưa trở lại Mỹ, điều trị tại khoa Ebola đặc biệt của Bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta, bang Georgia. Ông được cho xuất viện vào tháng 10 sau khi các xét nghiệm cho thấy virus không còn xuất hiện trong máu của ông.
Tuy nhiên, 2 tháng sau đó, ông Crozier có triệu chứng viêm và tăng áp huyết rất cao tại mắt trái khiến thị lực bị giảm nghiêm trọng.
Bác sỹ nhãn khoa đang kiểm tra thị lực cho ông Crozier
Ông đã quay trở lại Bệnh viện Đại học Emory để kiểm tra. Tại đây, Tiến sỹ nhãn khoa Steven Yeh đã lấy dịch trong mắt ông để tiến hành xét nghiệm Ebola. Kết quả cho thấy chất dịch này vẫn chứa virus nhưng nước mắt và các mô xung quanh thì lại không có virus này.
Tiến sỹ Yeh cho rằng việc tiếp xúc với bệnh nhân đã khỏi Ebola không gây ra nguy cơ lây nhiễm nhưng những người này cần phải được theo dõi các triệu chứng có liên quan đến mắt.
Các bác sỹ rất ngạc nhiên sau khi tìm thấy virus Ebola trong mắt ông Crozier bởi trước đó một số nhà khoa học cho rằng virus Ebola vẫn còn có khả năng sống sót trong tinh dịch nhiều tháng sau khi bệnh nhân đã hồi phục, chứ không thể có trong những dịch khác của cơ thể.
Mắt trái của ông bị sưng và giảm thị lực
Được biết, ngoài việc hạn chế tầm nhìn, màu mắt của ông Crozier còn bị thay đổi từ màu xanh dương sang màu xanh lục khoảng 10 ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên được phát hiện.
Sau một thời gian điều trị bằng thuốc, hiện thị lực của ông đã dần hồi phục và màu mắt đã trở lại như bình thường.
Từ khi dịch bệnh Ebola bùng phát tại Châu Phi, đã có một số trường hợp gặp các các vấn đề thị lực và đau nhức ở ngực, cơ, khớp... sau khi sống sót khỏi dịch bệnh.
Mắt của ông bị chuyển từ màu xanh dương sang màu xanh lục
Dịch bệnh Ebola bùng phát đầu tiên tại Guinea vòa tháng 12/2013 sau đó lan rộng ra các quốc gia Liberia và Sierra Leone. Theo thống kê mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đã có 26.000 người bị nhiễm virus chết người Ebola, con số tử vong đã vượt quá 11.000 người.
Ebola tên chính thức là sốt xuất huyết Ebola, một căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ do vi rút Ebola gây nên. Nó đã được xác nhận tại châu Phi vào năm 1976. Nguyên nhân Virút Ebola lây nhiễm khi chúng ta tiếp xúc với máu, dịch tiết, cũng như các cơ quan nội tạng động vật bị nhiễm bệnh. Vi rút Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc Triệu chứng Người mắc bệnh do vi rút Ebola thường xuất hiện các triệu chứng sau: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh của bệnh virus Ebola khoảng từ 2 đến 21 ngày, kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh cho tới khi có những triệu chứng bệnh đầu tiên. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, tế bào máu và số lượng tiểu cầu những người nhiễm virus Ebola thấp trong khi đó men gan cao hơn bình thường. |