Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mở cửa đi lại toàn quốc, chợ HQ truyền thống thành "điểm nóng"

Khánh Hằng - Ngày 13/10/2021 12:10 PM (GMT+7)

Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu mở cửa và tiến đến trạng thái "bình thường mới".

Theo số liệu của trang Worldometers, tính đến sáng 13/10/2021, toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 239.477.111 ca nhiễm COVID-19, 4.881.538 người tử vong và 216.836.376 người được chữa khỏi. Trong ngày hôm qua 12/10, số ca nhiễm mới là 389.864 ca, số ca tử vong mới là 6.745 ca.

Trong 24h qua, Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới với 58.856 ca nhiễm mới, tiếp theo là Anh với 38.520 và Thổ Nhĩ Kỳ với 33.860 ca. Mỹ cũng dẫn đầu về số ca tử vong mới, với 1.190 trường hợp, tăng gấp hơn 2 lần so với ngày trước đó chỉ là 520 ca, tiếp theo là Nga với 973 ca và Ukraine với 352 ca.

Tỉ lệ tiêm vaccine ở một số quốc gia trên thế giới (Số liệu dựa trên báo cáo của các quốc gia. Màu xanh đậm: Tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi. Màu xanh nhạt: Tỷ lệ tiêm 1 mũi). Nguồn: Our World In Data.

Tỉ lệ tiêm vaccine ở một số quốc gia trên thế giới (Số liệu dựa trên báo cáo của các quốc gia. Màu xanh đậm: Tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi. Màu xanh nhạt: Tỷ lệ tiêm 1 mũi). Nguồn: Our World In Data.

Hiện nay, Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của đại dịch COVID-19. Số ca nhiễm tại Mỹ đã vượt quá 45,4 triệu ca, trong khi đó số ca nhiễm tại Ấn Độ là hơn 34 triệu ca và tại Brazil là hơn 21,5 triệu ca.

Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 77,35 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với 60,69 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận 54,56 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là 38,05 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 8,47 triệu ca và châu Đại Dương 260.529 ca nhiễm.

Malaysia: Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên cho phép mở cửa đi lại trên toàn quốc

Các địa phương của Malaysia đã mở cửa trở lại từ ngày 11/10 trong bối cảnh chính phủ nỗ lực khôi phục trạng thái bình thường mới trong nước.

Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob thông báo những người đã tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 sẽ được đi lại tự do trên khắp đất nước tùy theo nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, ông vẫn kêu gọi người dân duy trì cảnh giác, tiếp tục tuân thủ các hướng dẫn về y tế và đảm bảo an toàn sức khỏe vì bản thân và cộng đồng. Thủ tướng Ismail Sabri cũng khẳng định việc nối lại hoạt động đi lại giữa các tỉnh, các địa phương nhằm tạo điều kiện để ngành du lịch và các hoạt động kinh tế trong nước phục hồi.

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mở cửa đi lại toàn quốc, chợ HQ truyền thống thành amp;#34;điểm nóngamp;#34; - 2

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh khoảng 90% dân số ở độ tuổi trưởng thành của Malaysia đã tiêm vaccine. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 1/2021 người dân Malaysia được tự do đi lại giữa các tỉnh trong nước.

Các ca nhiễm COVID-19 ở Malaysia có xu hướng giảm, với việc ghi nhận số ca nhiễm hàng ngày dưới mức 10.000 ca kể từ ngày 3/10. Hồi giữa tháng 8, khi dịch bệnh đang phức tạp nhất ở Malaysia, số ca nhiễm mới mỗi ngày đều trên 20.000 ca. Số ca tử vong tại Malaysia cũng giảm mạnh, chỉ xấp xỉ 100 ca mỗi ngày kể từ cuối tháng 9.

Hàn Quốc: Chợ truyền thống thành "điểm nóng"

Một số chợ truyền thống ở thủ đô Seoul - điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước - thời gian gần đây đang trở thành "điểm nóng" lây nhiễm COVID-19 mới, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị triển khai kế hoạch "sống chung với COVID-19" bất chấp làn sóng lây nhiễm thứ 4 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 12/10 cho biết 4 khu chợ truyền thống nổi tiếng ở khu vực thủ đô Seoul đều có liên quan đến các đợt bùng phát dịch bệnh lớn kể từ tháng 7 vừa qua, thời điểm bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở nước này. Trong đó, khu chợ Garak ở quận Songpa là nơi có nguy cơ cao nhất, tiếp đó là chợ Cheongnyangni ở quận Dongdaemun, chợ Jungbu ở trung tâm Seoul và chợ Nông sản và Hải sản Mapo ở quận Mapo.

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mở cửa đi lại toàn quốc, chợ HQ truyền thống thành amp;#34;điểm nóngamp;#34; - 3

KCDA nhận định số ca mắc COVID-19 liên quan đến các chợ truyền thống có thể còn tiếp tục tăng cao sau khi các cuộc điều tra dịch tễ kết thúc. Nguyên nhân ban đầu được cơ quan y tế Hàn Quốc đưa ra là chính từ công tác phòng dịch, trong đó bao gồm cả việc quản lý kém nhật ký ra vào của du khách, đã khiến số ca nhiễm tăng cao.     

Theo số liệu của trang Our World In Data, tính đến nay khoảng 78% dân số Hàn Quốc đã tiêm vaccine mũi 1 và khoảng 60% dân số đã tiêm mũi 2.

Thái Lan: Không cách ly với du khách tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19

Theo tờ Reuters đưa tin, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã phát biểu rằng nước này sẽ chấm dứt các yêu cầu kiểm dịch COVID-19 đối với du khách đến từ 10 quốc gia có nguy cơ thấp bắt đầu từ ngày 1/11, trong bối cảnh Thái Lan đang cố gắng phục hồi nền kinh tế sau đại dịch. 10 quốc gia này bao gồm Vương quốc Anh, Singapore, Đức, Trung Quốc và Mỹ và một số quốc gia khác sẽ được thêm vào danh sách.

"Tôi biết quyết định này đi kèm với một số rủi ro. Gần như chắc chắn rằng sẽ có sự gia tăng số ca nhiễm tạm thời khi chúng tôi nới lỏng các hạn chế này. Chúng tôi sẽ phải theo dõi tình hình rất cẩn thận, xem xét làm thế nào để kiềm chế và sống chung với tình trạng đó. Bởi vì tôi không nghĩ rằng hàng triệu người có thu nhập phụ thuộc vào lĩnh vực du lịch và giải trí có đủ khả năng chịu đòn tấn công tàn khốc lần thứ hai", ông Prayuth Chan-ocha nói.

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mở cửa đi lại toàn quốc, chợ HQ truyền thống thành amp;#34;điểm nóngamp;#34; - 4

Năm 2020, Thái Lan đã phải hứng chịu sự suy thoái kinh tế sâu nhất trong hơn 2 thập kỷ, với lĩnh vực du lịch chủ chốt vẫn đang gặp khó khăn

Thái Lan đã áp dụng các yêu cầu nhập cảnh nghiêm ngặt và các biện pháp kiểm dịch để hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2, do đó số du khách đến nước này đã giảm rất mạnh so với con số hơn 40 triệu lượt năm 2019. Trong năm 2020, Thái Lan đã mất khoảng 50 tỷ USD doanh thu du lịch, giảm 82%.

Thái Lan thí điểm mở cửa trở lại vào ngày 1/7 đối với địa phương đầu tiên là hòn đảo nổi tiếng Phuket, nơi hầu hết người dân đã tiêm chủng. Tổng cục Du lịch Thái Lan dự kiến năm nay sẽ đón khoảng 100.000 khách du lịch.

Thủ tướng Thái Lan cũng nêu kế hoạch cho phép nối lại hoạt động bán rượu tại các nhà hàng và mở cửa các địa điểm vui chơi giải trí vào ngày 1/12.

Số ca nhiễm tại Thái Lan đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức khá cao, với 9.445 ca nhiễm trong ngày 12/10. Khoảng 50% dân số nước này đã tiêm mũi 1 và khoảng 33% dân số đã tiêm mũi 2.

Philippines: Tổng thống gợi ý đột kích vào nhà dân tiêm vaccine trong đêm

Mới đây, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đưa ra gợi ý ứng phó với những người ngần ngại tiêm chủng COVID-19 bằng cách đột nhập vào nhà họ và tiêm lén ngay trong đêm, với mục tiêu nâng cao tỷ lệ tiêm chủng toàn quốc.

Cách tiếp cận hết sức lạ lùng này được ông Rodrigo Duterte phát biểu hôm 11/10: "Tôi biết nhiều người vẫn do dự về tiêm chủng. Vì vậy, hãy tìm kiếm họ trong khu phố của bạn. Hãy đột nhập vào nhà họ và tiêm vaccine trong lúc họ đang ngủ. Vậy thôi".

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mở cửa đi lại toàn quốc, chợ HQ truyền thống thành amp;#34;điểm nóngamp;#34; - 5

Cũng trong bài phát biểu, ông Duterte nhận trách nhiệm về việc chính phủ không đảm bảo đủ nguồn vaccine để triển khai nhanh hơn vào đầu năm nay, nhưng lưu ý ngay cả một chiến dịch tiêm chủng bị hạn chế như vậy cũng giúp kiềm chế đại dịch.

Philippines bắt đầu chương trình tiêm chủng toàn quốc vào tháng 3/2021, sử dụng chủ yếu là vaccine Sinovac của Trung Quốc. Trước đó, Tổng thống Philippines cũng từng đề xuất cách tiếp cận cứng rắn với người từ chối tiêm chủng vào tháng 6, khi dọa bỏ tù hoặc trục xuất họ khỏi đất nước nếu không tiêm vaccine.

Hiện nay, Philippines đã qua đỉnh dịch, với số ca nhiễm mới hôm 12/10 là 8.615 ca và số ca tử vong mới là 236 ca. Khoảng 22% dân số nước này đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19.

Singapore: Số ca nhiễm vẫn tăng vọt dù tỷ lệ tiêm chủng cao

Số ca nhiễm COVID-19 tại Singapore vẫn ở mức rất cao, trong ngày 11/10 là 2.263 va và ngày 12/10 là 2.976 ca. Số ca tử vong trong ngày 11/10 là 10 ca và ngày 12/10 là 11 ca. Số ca nhiễm tăng cao đã đe dọa Singapore phải tạm dừng kế hoạch mở cửa.

Theo Bộ Y tế Singapore, trong 28 ngày qua, 98,4% số ca lây nhiễm trong nước là các ca không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, 1,3% cần thở oxy và 0,1% đang được hồi sức cấp cứu. Trong số những người cần thở oxy và hồi sức cấp cứu, 49,5% đã được tiêm vaccine đầy đủ và 50,5% chưa được tiêm hoặc mới tiêm một mũi vaccine.

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mở cửa đi lại toàn quốc, chợ HQ truyền thống thành amp;#34;điểm nóngamp;#34; - 6

Singapore được nhiều người xem là hình mẫu thành công trong cuộc chống dịch COVID-19. Nước này đã đóng cửa biên giới, xét nghiệm, truy vết tích cực và là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á đặt hàng vaccine. Đến nay, quốc gia này đã tiêm chủng mũi 1 cho khoảng 83% dân số và mũi 2 cho khoảng 78% dân số, nằm trong top những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, nước này vẫn đang cẩn trọng trong việc mở cửa trở lại khi chưa giải quyết được bài toán lây nhiễm trên diện rộng.

Chính quyền tại đây đã siết chặt các biện pháp phòng dịch từ tuần trước, giới hạn số người được phép tụ tập xuống còn 2 người và bắt buộc người dân làm việc tại nhà.

Ấn Độ: Số ca nhiễm giảm, chuẩn bị mở cửa cho khách du lịch

Ngày 11/10, số ca nhiễm trong ngày của Ấn Độ là 13.186 ca. Đây là số ca nhiễm mới theo ngày thấp nhất trong vòng 216 ngày qua tại nước này. Đến ngày hôm qua 12/10, số ca nhiễm mới tăng lên 16.021 ca nhưng vẫn được coi là rất thấp so với hồi đỉnh dịch tháng 4 và tháng 5/2021 với hơn 400.000 ca mỗi ngày. Ấn Độ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai của đại dịch chỉ sau Mỹ, với 34.001.743 ca nhiễm và 451.220 ca tử vong tính đến sáng 13/10.

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mở cửa đi lại toàn quốc, chợ HQ truyền thống thành amp;#34;điểm nóngamp;#34; - 7

Số ca tử vong tại Ấn Độ cũng giảm mạnh với 177 ca trong ngày 11/10 và 229 ca trong ngày 12/10. Phần lớn số ca tử vong tập trung tại bang Kerala với 101 ca và đây cũng là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.

Hôm 7/10, Bộ Nội vụ Ấn Độ thông báo sẽ bắt đầu mở cửa trở lại cho du khách nước ngoài nhập cảnh thông qua các chuyến bay thuê bao từ ngày 15/10 tới, sau hơn 1 năm đóng cửa do đại dịch COVID-19. Thông cáo của bộ trên cho biết: "Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, bộ đã quyết định bắt đầu cấp Thị thực Du lịch mới cho khách nước ngoài đến Ấn Độ thông qua các chuyến bay thuê bao từ ngày 15/10".

Theo số liệu của trang Our World In Data, tính đến nay khoảng 49% dân số Ấn Độ đã tiêm vaccine mũi 1 và khoảng 19% dân số đã tiêm mũi 2.

Thành phố đầu tiên tại Indonesia thử sống chung với COVID-19, tỷ lệ tiêm chủng tại Campuchia cao ngất ngưởng
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 để sớm đạt miễn dịch cộng đồng.

Tin tức 24h

Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h