Mực nhập lậu từ Trung Quốc đàn hồi như cao su, phù phép thịt lợn thối thành bò khô... là những vụ bê bối thực phẩm đáng chú ý trong tuần vừa qua.
1,5 tấn mực xé khô TQ đàn hồi như cao su
Ngày 26/8/2013, Đội Quản lý thị trường số 4 thuộc Chi cục Quản lý thị trường Quảng Trị đã phát hiện xe khách mang BKS 57K – 1493 vận chuyển 1500 kg mực khô không có giấy tờ hợp lệ.
Lái xe Trần Văn Minh (trú tại Vĩnh Hưng, Long An) cho biết đang chở số mực này từ Hải Phòng đến thành phố Hồ Chí Minh.
Mực khô xé sợi Trung Quốc bị bắt giữ (Ảnh: Chi cục Quản lý thị trường Quảng Trị)
Toàn bộ 1500 kg mực khô này đã được xé nhỏ, qua kiểm tra cho thấy sợi mực này đàn hồi như dây thun, cao su. Một thành viên đoàn kiểm tra cho biết, có khả năng mực này có chứa chất cao su.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe Trần Văn Minh không xuất trình được bất kỳ giấy tờ gì liên quan đến số hàng này. Đây là số mực được phát hiện lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Hiện, Đội quản lý thị trường số 4, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đang tạm giữ lô hàng, lấy mẫu kiểm định và tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Phù phép thịt heo thối thành thịt bò khô
Ngày 6/9, Ðội CSÐT về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an quận Bình Tân, TP HCM đã bắt quả tang Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thực phẩm Thanh Ly (trên đường Lê Trọng Tấn, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) sản xuất khô bò từ thịt heo thối.
Hóa chất để biến thịt heo thối thành khô bò Ảnh: Thành Ðồng
Lực lượng chức năng phát hiện trong kho của công ty này có hơn 6.500 kg khô bò thành phẩm được chế biến từ thịt heo thối và 3.500 kg thịt heo nguyên liệu đang ở giai đoạn phân hủy cùng với nhiều hóa chất, gia vị không rõ nguồn gốc.
Theo thông tin từ Công an Bình Tân, đây là cơ sở chuyên sản xuất khô bò với số lượng lớn để cung cấp cho thị trường TP HCM, Huế và Hà Nội. Nguyên liệu chính để làm khô bò là thịt heo qua quá trình tẩm ướp hóa chất. Công ty này hoạt động từ năm 2007, mỗi ngày "chế biến" khoảng 3 tấn thịt heo thối thành khô bò, bình quân cứ 1 tấn thịt heo thối sẽ cho ra 500 kg khô bò.
Nho độn đá phá vỡ thương hiệu nho Ninh Thuận
Lấy đá trộn vào nho, lấy nho hỏng trộn lẫn với nho chất lượng nhằm kiếm lời bất chính. Đang có nhiều người bán hàng rong đưa mặt hàng nho Ninh Thuận lên các chuyến tàu xe và đã lừa dối người tiêu dùng một cách trắng trợn.
Những hành vi gian lận này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu nho Ninh Thuận.
Một công đoạn không thể thiếu trước khi đưa mặt hành nho ra thị trường là nho được đóng gói, được phân loại để chuyển đi các nơi. Nho xếp loại 1 là những chùm nho còn nguyên, quả nho bắt mắt được rao bán không dưới 20.000 đồng/kg.
Nho loại 2, loại 3 là những quả nho rời rạc, người bán dùng dây chun để gắn kết chúng lại với nhau, thậm chí có người còn chèn đá vào giữa để trọng lượng. Các làm này khiến người mua khó có thể phân biệt được đâu là nho lại 1, đâu là nho loại 2,3. Điều này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu nho Ninh Thuận.
Không ít người đã lợi dụng điều này, trà trộn nho xấu với nho tốt và mang đi bán trên tàu, thậm chí xảy ra trường hợp lấy đá độn vào chùm nho để cân nặng hơn thực tế.
Thịt gà chứa hóa chất độc hại
Tại cuộc họp giao ban ngày 6/9 của Bộ NN&PTNT, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết, kết quả giám sát ô nhiễm vi sinh vật, thuốc thú y và hóa chất trong thịt gia súc, gia cầm tại các tỉnh miền Bắc đã phát hiện nhiều mẫu thịt có hàm lượng chất cấm và kháng sinh vượt mức cho phép.
bánh trung thu, nho, thịt gà, thịt lợn, hết hạn, lòng thốiCụ thể, đã phát hiện 4/54 mẫu thịt gà có Campylobacter spp (chiếm 7,4%); 2/40 mẫu dương tính với chất cấm Chloramphenicol (chiếm 5%) và 4/40 mẫu dương tính với chất cấm Furazolodon (chiếm 10%); 4/40 mẫu phát hiện Tetracyline vượt giới hạn tối đa cho phép.
Bánh trung thu hết hạn 2 năm vẫn được bày bán
Tại cửa hàng kinh doanh bánh trung thu Kinh Đô thời vụ trên phố Bạch Mai (nằm đối diện số 516 Bạch Mai), đoàn kiểm tra đã phát hiện 28 thùng hàng gồm bột ngũ cốc, bánh vừng dừa, bánh Asean (không phải sản phẩm Kinh Đô) có giá trị 2,5 triệu đồng đã hết thời hạn sử dụng năm 2010, 2011.
Theo đó, đã xử phạt cơ sở này tổng cộng 1,9 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng, không có giấy phép kinh doanh, buộc tiêu hủy số hàng hóa hết hạn theo quy định.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Y tế khi kiểm tra, cơ sở kinh doanh này cho hay: chỉ dùng những thùng bánh này để kê vào các góc của gian hàng. Trước thắc mắc của phóng viên về vấn đề này, ông Hạnh cho biết đơn vị xử lý vụ việc thuộc thẩm quyền là Đội QLTT số 5.
Bim bim làm bằng phụ gia Trung Quốc
Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường CATP Hà Nội vừa phát hiện và xử lý một cơ sở sản xuất bim bim sử dụng nhiều loại phụ gia nhãn mác Trung Quốc, không có nguồn gốc xuất xứ và chỉ số chất lượng theo quy định.
Đó là cơ sở sản xuất bim bim Tasty có địa chỉ tại Khu công nghiệp Cầu Giáo (thuộc địa phận xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội).
Sản phẩm bim bim này được sản xuất bằng phụ gia Trung Quốc.
Vào thời điểm cơ quan CA tiến hành kiểm tra, cơ sở này đang vận hành dây chuyền làm một loạt gói bim bim mang nhãn hiệu “Thịt hổ” trong đó tất cả các loại phụ gia được sử dụng như bột dẻo, hương liệu, chất tạo màu… đều là phụ gia Trung Quốc, không có trong danh mục cho phép sử dụng.
Kiểm tra bên trong cơ sở sản xuất và kho chứa hàng, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện và tạm giữ 75kg chất tạo ngọt nhân tạo Sodium Cyclamate; 250 kgchất tạo ngọt Lotus; 600kg muối Refined Salt; 100kg ớt bột… Toàn bộ số phụ gia trên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, trên bao bì in chữ Trung Quốc.