Số phận trái ngược của hai nàng công chúa gốc Việt: Người bị hãm hại, người thành công tại Pháp

NGỌC HÀ - Ngày 01/09/2022 12:12 PM (GMT+7)

Cùng là công chúa nhưng hai cô gái gốc Việt sau khi lấy chồng lại có số phận hoàn toàn trái ngược.

Hai cô gái Việt bỗng dưng “một nước lên mây” trở thành công chúa của nước Cộng hoà Trung Phi đã được rất nhiều báo ở miền Nam trước năm 1975 cũng như báo giới quốc tế quan tâm và đăng tải. Bởi nó rất nóng sốt, ly kì tại thời điểm bấy giờ. Thậm chí trải qua hơn 50 năm, chuyện hi hữu này đến nay vẫn thu hút sự tò mò của nhiều người. Họ muốn tường tỏ mối tình giữa cô gái Việt và chàng lính Phi; chuyện tổng thống tìm thấy con gái và cả số phận của hai cô gái sau khi chạm tới phú quý…

Kỳ 1: Cô gái làm công nhân bốc vác ở Sài Gòn bỗng trở thành công chúa, thu hút sự quan tâm của cả thế giới

Hai cô gái gốc Việt trở thành công chúa Trung Phi

Vào cuộc điều tra, viết bài thăm dò… tạo sự chú ý đối với dư luận trong nước và quốc tế, tờ báo Trắng Đen bèn công khai khẳng định cô gái ở Trung Phi – tức Ba-xi không phải Nguyễn Thị Martine thật. Sau đó nhờ sự trợ giúp của các mối quan hệ, hình ảnh và loạt tài liệu chứng minh Martine – con ruột bà Nguyễn Thị Huệ và Tổng thống Bokassa vẫn ở Sài Gòn đã đến được tay của vị tổng thống Cộng hoà Trung Phi.

Martine đã được đưa qua Trung Phi một cách âm thầm. Đoàn đi gồm có 5 người: vợ chồng ông chủ nhiệm báo Trắng Đen, bà Huệ, Martine và một tuỳ viên sứ quán Pháp đi cùng đại diện cho Bộ Ngoại Giao Pháp đồng thời làm thông dịch viên cho đoàn.

Tổng thống Bokassa đã trực tiếp đón đoàn khách từ Việt Nam sang như thượng khách, vui mừng khi gặp lại vợ cũ và con gái. Tiếp đó ông nhận lại con gái ruột và phong Martine thành công chúa. Còn bà Huệ được ông trợ cấp 5 lượng vàng/tháng thông qua ngân hàng Pháp Á – Sài Gòn.

Về phía Ba-xi, khi mới phát hiện là Martine giả mạo liền bị tống vào nhà giam. Và khi điềm tĩnh lại, Bokassa quyết định tha bổng, đồng thời nhận cô làm con nuôi. Từ đó gia đình hoàng gia có 2 cô công chúa gốc Việt.

Martine và Ba-xi sống chung, thường được cha cho mặc đồ giống nhau. Và khác với Ba-xi, Martine tỏ ra có năng khiếu kinh doanh. Sau khi đến Trung Phi không bao lâu, cô đã mở cửa hàng đồ ăn Việt ở Trung Phi và kinh doanh rất phát đạt.

Martine (trái) đón mẹ ruột (phải) sang Pháp sinh sống. (Ảnh: JEAN-BARTHÉLÉMY BOKASSA)

Martine (trái) đón mẹ ruột (phải) sang Pháp sinh sống. (Ảnh: JEAN-BARTHÉLÉMY BOKASSA)

Năm 1973, Tổng thống Bokassa đã tổ chức kén rể cho 2 cô công chúa gốc Việt khá rình rang tại dinh thự quốc gia với sự tham gia của nhiều quan chức chính phủ và hàng trăm thanh niên Trung Phi. Cuối cùng Martine lấy bác sĩ quân y Jean-Bruno Dévéavode, còn Ba-xi cưới Fidel Obrou – chỉ huy trưởng lực lượng cận vệ Tổng thống Bokassa. Đám cưới của cả hai cũng được tổ chức chung với nhau trong năm đó.

Năm 1976, Bokassa tự xưng là Hoàng đế Bokassa Đệ nhất, đổi tên nước là Đế quốc Trung Phi. Ông ngày càng lập dị, độc tài va sa đoạ, chỉ riêng lễ đăng quang đã tiêu tốn đến 22 triệu USD. Điều này đã khiến Bokassa trở thành tên bạo chúa dưới mắt người dân Trung Phi và quốc tế.

Số phận trái ngược của hai nàng công chúa gốc Việt

Đầu năm 1979, chồng của Ba-xi âm mưu lật đổ cha vợ nhưng bất thành và bị tử hình. Khi ấy cô vừa hạ sinh đứa con trai đầu lòng. Bokassa sai người đưa con gái nuôi và cháu ngoại vào quân y viện do chồng của Martine phụ trách. Ông lệnh cho con rể tiêm một liều thuốc độc vào người đứa trẻ cho “tiệt nòi giống phản phúc”.

Còn Ba-xi sau khi tĩnh dưỡng được Bokassa cho một số tiền để về Việt Nam sinh sống. Song trên trên đường ra sân bay, hai tên cận vệ đưa cô đi thấy cô mang theo nhiều tài sản quý đã ra tay tàn độc, cướp của rồi vứt xáᴄ dọc đường.

Ngày 2/9/1979, nước Pháp hậu thuẫn cho Tổng thống tiền nhiệm Trung Phi là David Dacko tổ chức lật đổ Hoàng đế Bokassa Đệ nhất, buộc ông phải sống lưu vong ở Bờ Biển Ngà rồi sau đó là Pháp. Ông bị chính quyền mới kết án tử hình vắng mặt.

Jean-Barthélémy Bokassa - con trai của Martine hiện sống ở Pháp (Ảnh: Nigel Dickinson)

Jean-Barthélémy Bokassa - con trai của Martine hiện sống ở Pháp (Ảnh: Nigel Dickinson)

Lúc này, chồng của Martine bị David Dacko ra lệnh xử tử về tội đi theo Bokassa và tội giết chết con của “người anh hùng” chống Bokassa cũng như thuộc gia đình “có nhiều tội ác”. Đại gia đình Bokassa gồm 13 người vợ và gần 40 người con tứ tán khắp nơi, riêng Martine cùng đứa 3 đứa con (gồm: Jean-Barthélémy Bokassa Dévéavode, Marie-Catherine Bokassa Dévéavode và Marie-Jeanne Bokassa Dévéavode) trốn qua Pháp. Tại đây, họ sống trong lâu đài Hardricourt.

Sau này, Martine bảo lãnh cho bà Huệ sang Pháp sống cùng con cháu. Sau đó cô làm chủ hai nhà hàng lớn ở Pháp, một tại Paris và một tại đảo Corse. Các con cô đều đã trưởng thành và có cuộc sống ổn định ở Pháp.

Người con trai Jean-Barthélémy Dévéavode biết nói tiếng Việt, từng viết cuốn sách tiếng Anh có tựa đề The Diamonds of Treasons kể về những tính tốt của ông ngoại (Bokassa) nhưng bị nước Pháp phản bội... Anh từng tâm sự: “Tôi cảm thấy gần gũi với Việt Nam hơn quê nhà nơi Châu Phi. Trong suốt nhiều năm, tôi chỉ nói tiếng Pháp và tiếng Việt với mẹ. Chưa bao giờ tôi nói tiếng địa phương của cộng hoà Trung Phi.”

Về phía Bokassa, sau thời gian sống lưu vong ở Bờ Biển Ngà và sang Pháp,  ông qua đời ngày 3/11/1996 trong sự nghèo khó, túng quẫn.

Cô gái làm công nhân bốc vác ở Sài Gòn bỗng trở thành công chúa, thu hút sự quan tâm của cả thế giới
Tròn 18 tuổi, Martine xin vào làm công nhân bốc vác trong nhà máy xi măng Hà Tiên. Một hôm cô gái đang làm việc bỗng nhận được cuộc gọi của cậu ruột...

Thâm cung bí sử

NGỌC HÀ (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử