Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết giết sâu bọ được diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, thời điểm kết thúc vụ lúa chiêm.
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương hay Tết giết sâu bọ, là một ngày lễ truyền thống của người Việt diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày mấy dương lịch 2021? Theo lịch Vạn niên, Tết Đoan Ngọ 2021 năm nay sẽ rơi vào thứ 2, ngày 14/6/2021.
Tết Đoan Ngọ là ngày gì?
Tết Đoan Ngọ hay được gọi là Tết Đoan Dương được tổ chức vào giờ ngọ ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là ngày lễ truyền thống của Việt Nam và một số nước như Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc...
Tết Đoan Ngọ, chữ Đoan có nghĩa là mở đầu, chữ Ngọ có nghĩa là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Đoan Ngọ nghĩa là mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết giết sâu bọ, hiểu đơn giản đây ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt sâu bệnh gây hại.
Sự tích, nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5
- Sự tích và nguồn gốc ở Trung Quốc:
Theo truyền thuyết kể lại, vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Vị đại thần này là một trung thần, do ngăn cản Hoài Vương, bị các gian thần hãm hại, ông liền ôm một tảng đá nhảy xuống sông Mịch La vào ngày mùng 5 tháng 5. Dân chúng địa phương biết chuyện bèn đi thuyền ra sông để tìm nhưng không thấy.
Đến ngày 5/5 năm sau dân chúng lại đi thuyền ra sông mang theo gạo để tế Khuất Nguyên. Sau này người ta cũng dùng thuyền rồng, bánh tro thay thế bánh gạo để tế. Hoạt động tế vị trung thần này giữ mãi sau này được gọi là ngày Tết Đoan Ngọ.
- Sự tích và nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam:
Đầu tháng 5 âm lịch là thời điểm vụ chiêm kết thúc, dân chúng đã thu hoạch xong hoa màu và ăn mừng vụ mùa bội thu. Nhưng vào đầu tháng 5 sâu bọ lại kéo đến nhiều ăn hại hoa màu, cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.
Người dân không biết phải xử lý vấn nạn sâu bọ ăn hại như thế nào thì có một ông lão tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập 1 đàn cúng gồm trái cây, bánh tro, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Người dân làm theo, chỉ một lúc sau sâu bọ đã đi mất. Từ đó về sau cứ vào ngày mùng 5 tháng 5 dân chúng đều lập 1 đàn cúng và gọi là ngày giết sâu bọ, gọi là Tết Đoan Ngọ vì đàn cúng được cúng vào giờ Ngọ.
Trên thực tế, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ, dân gian có lưu truyền câu ca dao:
"Tháng năm ngày tết Đoan Dương
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang."
Còn miền Nam Việt Nam thì ngày 5/5 âm lịch còn được gọi là ngày "Vía Bà" trong tín ngưỡng thờ Linh Sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm trên khắp Việt Nam đều thực hiện soạn lễ vật cúng bái cầu mong một mùa màng bội thu.
Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ được cúng vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là thời điểm kết thúc mùa màng. Nên ngày này có ý nghĩa bày tỏ lòng thành trời đất đã ban cho một mùa màng bội thu và cầu khấn một mùa mới thuận lợi.
Ở Việt Nam, ngày mùng 5 tháng 5 là ngày sum họp con cháu dù làm ăn xa cũng trở về gia đình ăn bữa cơm đoàn viên. Đây cũng là một ngày lễ truyền thống và các gia đình bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến tổ tiên.
Tết Đoan Ngọ ăn gì?
Vào ngày Tết Đoan Ngọ mỗi gia đình đều chuẩn bị những mâm lễ, mâm cỗ dâng cúng tổ tiên sau đó sẽ thụ hưởng cùng với con cháu. Trong ngày Tết Đoan Ngọ người Việt Nam sẽ thường ăn các món ăn đó là:
- Bánh tro
Món bánh hình thuôn dài hoặc hình chóp được làm nhân ngọt hoặc nhân mặn. Bánh có vị thanh mát, ngai ngái nồng nồng của nước tro tốt cho đường tiêu hóa, phù hợp với thời tiết mùa hè. Bánh tro là món ăn truyền thống ở vùng Nam bộ và miền Bắc Việt Nam.
- Cơm rượu nếp
Cơm rượu nếp được ủ từ gạo nếp cẩm, nếp cái hoa vàng vị thơm nồng và ngọt đầu môi. Món ăn này là truyền thống của cả 3 miền Bắc - Trung - Nam
- Hoa quả theo mùa
Trên các mâm lễ, mâm cỗ ngày Tết Đoan Ngọ ở miền nào thì sẽ có hoa quả miền đó như vải, mận, dưa hấu, dứa...
- Thịt vịt
Món thịt vịt xuất hiện nhiều nhất ở miền Trung với ý nghĩa giải nhiệt ngày nóng bức. Tuy nhiên, ngày nay món thịt vịt cũng xuất hiện trên mâm cỗ của cả 3 miền.
- Chè trôi nước
Chè trôi nước ngọt mát thanh xuất hiện ở miền Nam là chủ yếu. Miền Bắc và miền Trung cũng có nhưng không quá nhiều.
- Bánh khúc
Món bánh được làm từ gạo nếp, rau khúc, đậu xanh, vừng đen... rất thơm là truyền thống của người Bắc. Khu vực miền Trung và miền Nam cũng có nhưng không quá nhiều.
Mâm lễ Tết Đoan Ngọ 2021 gồm những gì?
Cúng Tết Đoan Ngọ hàng năm đều bao gồm 2 phần là phần mâm lễ và mâm cỗ.
1. Mâm lễ Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ truyền thống gồm các lễ vật:
- Hương, hoa, vàng mã
- Nước, rượu nếp
- Các loại hoa quả như vải, mận, xoài, dưa hấu...
- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp
- Xôi, chè
Mâm lễ cúng mùng 5 tháng 5 truyền thống
Một mâm lễ cúng đơn giản
2. Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ tùy vào điều kiện mỗi gia đình để cúng. Thông thường mâm cỗ sẽ bao gồm:
- 1 đĩa thịt vịt luộc
- 1 bát tiết canh
- 2 bát canh
- 1 đĩa xào
- 1 đĩa giò
Tùy vào điều kiện mà các gia đình chuẩn bị thêm các món mặn để bày biện mâm cỗ cúng tươm tất. Ngoài ra, các gia đình cũng có thể chuẩn bị mâm cỗ chay để cúng.
Cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 vào giờ nào?
Tết Đoan Ngọ với Đoan nghĩa là mở đầu, ngọ là khoảng từ 11 giờ đến 1 giờ chiều. Vì vậy, thời gian cúng Tết chuẩn nhất là từ lúc 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Ngoài ra, các gia đình cũng vẫn có thể cúng vào buổi sáng.