Thứ mọc dại tua tủa sau mưa, xưa bị chê lên chê xuống nay bỗng thành đặc sản lạ nổi tiếng khắp nơi, 50.000 đồng/kg

H.A - Ngày 16/07/2023 23:59 PM (GMT+7)

Loại nấm này có vị đắng ngắt, trước ai cũng chê nhưng mấy năm gần đây trở thành đặc sản được ví như "lộc trời", vừa lạ vừa ngon.

Hàng năm, khi những cơn mưa thu bắt đầu, người dân ở Huế lại rủ nhau vào rừng thu hái loại nấm được ví như "lộc trời ban", đó là nấm tràm.

Nấm tràm là loại nấm hoang mọc lên từ những đống lá tràm mục hoặc cây tràm mục ở nơi rừng tràm. Về hình dáng, loại nấm này giống như cái ô, mặt bên ngoài có màu nâu tím, phần bên trong trắng mịn, vị nhân nhẩn đắng.

Nấm tràm chỉ có vào mùa mưa

Nấm tràm chỉ có vào mùa mưa

Trong đông y, nấm tràm có tác dụng chữa trị mệt mỏi, cảm cúm, nhức đầu, bổ nội tạng nhờ chất tinh dầu tràm. Vị đắng của nấm tràm có tính chất thanh nhiệt, giải độc,...

Chị Bích - một người dân ở Huế chia sẻ: "Mỗi năm ở quê tôi nấm tràm chỉ có một lần sau những cơn mưa đầu mùa khoảng từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 âm lịch. Chúng mọc rộ lên và chỉ kéo dài trong 3-4 tuần là hết. Người dân chúng tôi coi nấm tràm là một thứ lộc trời. 

Từ nấm tràm có thể nấu thành nhiều món, chế biến kiểu gì cũng ngon. Nấm tràm có thể nấu lẩu, nấu cháo, xào với tôm, thịt, gói giấy bạc nướng lên ăn càng ngon. Nhưng với người làng quê tôi, nấm tràm nấu canh rau khoai lang là ngon nhất".

Nấm tràm có vị đắng nhưng ăn quen sẽ cảm nhận được vị ngọt, rất lạ và hấp dẫn

Nấm tràm có vị đắng nhưng ăn quen sẽ cảm nhận được vị ngọt, rất lạ và hấp dẫn

Theo chị Bích, nếu như trước đây nấm tràm bị chê vì có vị đắng ngắt, chỉ có người dân địa phương mới ăn. Mấy năm gần đây, loại nấm dại này thành đặc sản đắt khách, mang lại nguồn thu nhập cho nhiều người. 

Việc thu hoạch nấm tràm tưởng đơn giản nhưng lại đòi hỏi người có kinh nghiệm và nhiều sự tỉ mỉ. Theo đó, để hái được nấm tràm phải đi qua gần 10km đường rừng sau mưa, chạy xe vòng qua vài ba khu vực để tìm ra manh mối của nấm tràm. Không phải cứ đến chỗ mình thường hái hôm trước là hôm sau sẽ có. Nghề thu hoạch nấm kiểu như chơi trò trốn tìm vậy, có khi đi cả buổi cũng không tìm ra.

"Dù vất vả nhưng vì nấm tràm được nhiều người thu mua và bán được giá nên hôm nào may mắn, một người có thể kiếm được vài trăm nghìn đồng. Từ thứ mọc dại, giờ đây nấm tràm trở thành thứ mang lại nguồn thu", chị Bích nói.

Trên thị trường, giá nấm tràm tươi khoảng 40.000 – 50.000 đồng/kg. Ngoài nấm tràm tươi còn có nấm tràm khô có giá khoảng 800.000-1 triệu đồng/kg.

Người dân địa phương cho biết khi mua về, cần chú ý dùng dao cạo bỏ lớp đất dưới chân nấm, ngâm với nước muối khoảng 20-30 phút. Sau đó rửa sạch, cho vào nồi nước sôi khoảng 15 phút để giảm vị đắng của nấm sau đó mới mang đi chế biến.

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi con vật tử thần ai cũng sợ, chăm nhàn tênh, bán làm đặc sản thu lãi khủng đều hàng tháng
Bọ cạp thuộc lớp hình nhện, sở hữu nọc độc có thể gây nguy hiểm chết người. Thế nhưng ở miền Tây, có những người nông dân “thuần hóa" thành công giống này và khiến chúng “đẻ ra tiền".

Nghề lạ

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương