Đại hôn lễ của hoàng thượng và hoàng hậu luôn có sự xuất hiện của một nhóm người đặc biệt, làm một công việc đặc biệt.
Đại hôn lễ của các hoàng đế xưa được coi sự kiện có 1 không 2 bởi hoàng đế dưới thời phong kiến Trung Quốc có nhiều phi tần nhưng chỉ thực hiện đại hôn lễ duy nhất với chính cung hoàng hậu nên buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng và cầu kỳ. Trừ trường hợp hoàng hậu bị phế truất thì hoàng đế mới có thể kết hôn lần 2.
Quang cảnh lễ cưới của Hoàng đế Quang Tự thời Mãn Thanh và Hoàng hậu.
Thời nhà Thanh, Đại hôn lễ của của Hoàng đế Đồng Trị năm 1872 tiêu tốn hết 11 triệu lượng bạc. Đám cưới của Quang Tự diễn ra vào năm 1889 cũng tiêu tốn 5,5 triệu lượng.
Bên cạnh sơn hào hải vị và quan khách tham dự, thủ tục vu quy của hoàng cung còn khiến hậu thế ngỡ ngàng.
Giống như những gia đình bình thường khác, hôn lễ trong cung phải bắt buộc có 6 nghi lễ: Lễ nạp tài, lễ vấn danh, lễ nạp cát, lễ nạp chưng, lễ thỉnh kỳ và lễ thân nghinh.
Hoàng hậu bái kiến hoàng thượng trong ngày sắc phong đại điển.
Các hoàng đế Thanh triều thường tổ chức hôn lễ ở cung Khôn Ninh – hay còn được biết đến là phòng hôn sự.
Sau khi phi tần nhận thánh chỉ của Thái giám mang đến công bố ân điển, hoàng hậu tương lai có 1 tháng để chuẩn bị nghi lễ.
Nghi lễ đón hoàng hậu vào cung diễn ra rất long trọng và cầu kỳ.
Ngày đại hôn, tân hoàng hậu được rước bằng kiệu hoa qua các cổng Thiên An Môn, Ngọ Môn để vào hậu cung, trong khi các cung phi khác chỉ được vào cung từ cổng Thần Vũ Môn phía sau Tử Cấm Thành.
Sau hôn lễ, hoàng hậu phải ở lại trong cung 3 ngày. Phòng tân hôn của hoàng thượng và hoàng hậu được trang trí cầu kỳ và long trọng tuy nhiên đây lại không phải là nơi ở cố định của 2 người.
Phòng hỉ được trang trí bằng tone màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Chính giữa phòng tân hôn có treo chữ "Song Hỷ". Đầu giường là rèm thêu hình đôi long phượng, chăn gấm chỉ vàng thêu chữ Bách, tất cả đều mang ý nghĩa con đàn cháu đống.
Vào ngày đại hôn, toàn cung được trang trí màu đỏ, chữ Hỷ dán khắp nơi, tại các phòng đều treo đèn lồng đỏ và đèn đăng ở ngự hoa viên.
Thời nhà Thanh, sau khi hoàng hậu vào động phòng, hoàng đế mới từ cung Càn Thanh tới cung Khôn Ninh. Sau khi gỡ khăn trùm đầu của hoàng hậu, hai người ngồi trên giường long phượng, uống "giao bôi tửu" và nghe tiếng hát chúc phúc từ đội nhạc lễ hoàng cung. Đây là nghi lễ bắt buộc với mọi cặp đôi khi cưới.
Sau đó hoàng thượng sẽ tặng hoàng hậu bảo bối Như ý ngọc đắt đỏ sang trọng.
Lễ viên phòng là lễ cuối cùng của hoàng thượng và hoàng hậu. Hai người không được phép cởi bỏ lễ phục mà phải chờ một đội ngũ "nhân sự" đặc biệt gồm có vú em, cung nữ, thái giám hầu hạ.
Sau khi trút bỏ lễ phục, hoàng thượng và hoàng hậu cùng quỳ hướng về phía bắc và nói "lễ tốt, hưng", thượng công sẽ dẫn hoàng đế vào đông phòng trút bỏ y phục rồi mới đến lượt hoàng hậu trút xiêm y tiến vào. Lúc này, đêm tân hôn mới chính thức.
Theo phong tục, sau ngày đại hôn, hoàng đế và hoàng hậu sẽ ở bên nhau trong cung Khôn Ninh một tháng rồi mới được trở về cung điện của mình.