Rõ ràng, việc đi mua đồ vào giờ cao điểm là một ý tưởng tồi. Bạn không những phải chịu cảnh chen lấn, xô đẩy, xếp hàng dài chờ thanh toán, chọn mua mà việc mua sắm cũng không được như ý khi những món đồ tươi ngon cũng bị tranh giành.
Cuộc sống với rất nhiều khoản chi tiêu, điều đó đòi hỏi những người phụ nữ nắm “tay hòm chìa khóa” trong nhà phải khéo léo kiểm soát, cân đối ngân sách mới có thể đảm bảo tốt cho sinh hoạt gia đình. Việc đi chợ, đi siêu thị mua đồ cũng cần phải có một vài bí quyết nho nhỏ để vừa tiết kiệm được tiền vừa mua được hàng tươi ngon. Dưới đây là những mẹo bỏ túi cho các bà nội trợ thông thái khi đi siêu thị:
Không đi mua sắm vào chiều chủ nhật
Chủ nhật là thời điểm đông đúc nhất của tất cả các siêu thị, trung tâm thương mại. Đa phần các ngày thứ trong tuần mọi người đều bận đi làm vì vậy đây là thời điểm mà nhiều người sẽ đi mua sắm đồ cho gia đình, đưa các con đi chơi… Rõ ràng, việc đi mua đồ vào giờ cao điểm là một ý tưởng tồi. Bạn không những phải chịu cảnh chen lấn, xô đẩy, xếp hàng dài chờ thanh toán, chọn mua mà việc mua sắm cũng không được như ý khi những món đồ tươi ngon cũng bị tranh giành. Nhất là với thực phẩm tươi sống, lượng người “đặt lên, đặt xuống”, cầm xem xét quá nhiều sẽ làm cho chúng giảm đi chất lượng.
Tốt hơn hết bạn nên đi mua hàng vào đầu giờ sáng, khi mà siêu thị vừa mở cửa và nên đi vào ngày trong tuần.
Cuối tuần là thời điểm đông đúc, bạn không nên đi siêu thị vì sẽ phải chen lấn, xô đẩy và mất rất nhiều thời gian (Ảnh minh họa)
Muốn mua thực phẩm tươi, không nên đi siêu thị vào giữa trưa
Nếu bạn muốn tìm mua các loại trái cây, rau, củ quả tươi, bạn nên dành thời gian mua sắm trùng với thời điểm mà siêu thị nhập hàng. Thông thường, các lô hàng sản phẩm thường được nhập vào đầu giờ sáng hoặc tối muộn hôm trước. Vì thế, bạn nên đi mua vào đầu giờ sáng, khi siêu thị vừa mở cửa. Nó sẽ giúp bạn có được những thực phẩm tươi nhất. Nếu bạn đi mua vào tầm trưa hoặc giữa chiều thì thường rau, củ quả sẽ không đảm bảo độ tươi ngon như khi mới nhập.
Nếu bạn đi mua vào tầm trưa hoặc giữa chiều thì thường rau, củ quả sẽ không đảm bảo độ tươi ngon như khi mới nhập. (Ảnh minh họa)
Thịt, sữa chua, thực phẩm đông lạnh nên mua cuối cùng trong danh sách những thứ cần mua
Trước khi đi siêu thị, bạn lên một danh sách những thực phẩm cần mua hôm nay, để tránh chi tiêu lạm phát. Tuy nhiên, nếu như danh sách mua hàng của bạn quá dài, hãy để những thứ như thịt, sữa, thực phẩm đông lạnh mua sau cùng. Nguyên nhân là bởi những thực phẩm này sau khi rời khỏi ngăn mát của tủ lạnh sẽ rất dễ bị hỏng. Nếu bạn nhặt chúng đầu tiên, cho vào giỏ hàng và tiếp tục đi mua rất nhiều mặt hàng khác thì rất có thể khi về nhà, thịt sẽ bị ôi, sữa chua hay các thực phẩm đông lạnh sẽ bị hỏng vì để ở nhiệt độ ngoài trời quá lâu.
Nên mua thịt và các thực phẩm cuối cùng để đảm bảo độ tươi ngon của chúng khi về đến nhà (Ảnh minh họa)
Những món đồ hạn sử dụng xa sẽ được đặt ở phía sau, đồ sắp hết hạn ở phía trước
Hạn sử dụng là một trong những yếu tố khách hàng quan tâm hàng đầu khi mua, nhất là với thực phẩm, đồ đông lạnh… Do đó, chủ cửa các siêu thị cũng đặc biệt lưu ý vấn đề này. Họ sẽ cố gắng đẩy đi những gói hàng sắp hết hạn sử dụng bằng cách xếp chúng ở vị trí dễ nhìn nhất, phía bên ngoài của quầy, nơi mà khách có thể dễ dàng lựa chọn và đặt vào giỏ. Vì thế, nếu bạn muốn mua cùng 1 loại thực phẩm nhưng với hạn sử dụng thời gian còn dài, hãy cố gắng lấy những gói được xếp ở phía trong thay vì nhặt luôn những thứ được xếp bên ngoài.
Chủ động phân loại đồ khi thanh toán
Với đống hàng chất đầy trên xe, bạn là người hiểu rõ hơn ai hết mình đã mua những gì. Khi thanh toán, bạn hãy chủ động xếp những món đồ mà bạn muốn chúng được cho vào chung 1 túi với nhau, điều này chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.
Những mặt hàng cùng loại như lon bia, vỏ hộp… cứng được cho vào một túi, những loại dễ vỡ cho vào một túi, đồ ăn vào một túi… Bằng cách này bạn sẽ hạn chế được việc va đập, làm hỏng những thứ mình đã mua so với việc để chúng hỗn độn và có thể làm vỡ trứng, vỡ vỏ chai thủy tinh… Nó chắc chắn sẽ khiến bạn vừa tốn kém một khoản mà còn rước bực vào người. Hơn nữa, khi về nhà bạn cũng dễ dàng phân loại chúng.
Chủ động phân loại đồ khi thanh toán sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều để tránh làm vỡ, hỏng những thứ đã mua (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, bạn cũng không nên đi mua sắm với cái bụng đói. Bởi, khu bụng đói, bạn sẽ bị mất tập trung. Quan trọng hơn cả là cảm giác đói bụng sẽ khiến bạn thèm rất nhiều thứ và rồi nhặt vào giỏ hàng rất nhiều món đồ mà nó không thực sự cần thiết chỉ vì lúc đó nó kích thích cảm giác thèm trong bạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi mua sắm lúc đói sẽ khiến bạn mua nhiều hơn, nhất là đồ ăn và bạn chất đầy xe hàng của mình lúc nào không biết. Chưa hết, bạn còn có thể sẽ vào các gian hàng bán đồ ăn sẵn vì mùi hương của nó quá hấp dẫn. Dĩ nhiên chúng không hề rẻ một chút nào và bạn đã phải chi tiêu một khoản tiền kha khá.
Tốt hơn hết, hãy đi mua sắm sau khi đi đã ăn nhẹ.