Tin tức 24h: Con trai đâm chết cha và chú ruột ở An Giang

K.T - Ngày 05/05/2023 19:00 PM (GMT+7)

Xảy ra mâu thuẫn, Lâm Hoài Ân (ở An Giang) đã dùng dao đâm chết cha và chú ruột.

Con trai đâm chết cha và chú ruột ở An Giang

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Lâm Hoài Ân (18 tuổi, quê thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang) để điều tra về hành vi giết người. Ân chính là nghi phạm đã dùng dao đâm chết cha và chú ruột.

Lâm Hoài Ân tại cơ quan công an (ảnh: Công an An Giang)

Lâm Hoài Ân tại cơ quan công an (ảnh: Công an An Giang)

Trước đó, chiều 3/5, anh Lâm Hoàng Sang (43 tuổi, cha của Ân) cùng hai em ruột là Lâm Viết Tiền (40 tuổi), Lâm Thanh Toản (36 tuổi, cùng trú khóm Tân Đông, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn) tổ chức ăn nhậu tại nhà cha ruột.

Đến khuya cùng ngày, Lâm Hoài Ân đi uống cà phê về thì xảy ra mâu thuẫn xô xát với anh Sang và Tiền. Ân bỏ chạy. Sau đó, Ân cùng Dương Văn Hiền (19 tuổi) và Nu Tánh Linh (17 tuổi, cùng ngụ địa phương) đi xe máy quay trở lại bàn nhậu để Ân giải quyết mâu thuẫn.

Hiện trường vụ án (ảnh: Công an An Giang)

Hiện trường vụ án (ảnh: Công an An Giang)

Trên đường đi, Ân thấy cha và các chú đang đứng ngoài đường bê tông có cầm hung khí nên đã dùng dao (loại dao phóng lợn) chạy tới đâm anh Tiền tử vong tại chỗ, đâm anh Sang trúng tay khiến anh ngã xuống đường.

Sau đó Ân cùng đồng bọn tháo chạy khỏi hiện trường. Anh Sang được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong sau đó.

Hung khí gây án được tìm thấy tại hiện trường (ảnh: Công an An Giang)

Hung khí gây án được tìm thấy tại hiện trường (ảnh: Công an An Giang)

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an huyện Thoại Sơn phối hợp phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng, tổ chức truy bắt đối tượng.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến khoảng 7 giờ ngày 4/5, Công an huyện Thoại Sơn đã bắt giữ Ân khi đối tượng đang lẩn trốn tại thị xã Hà Tiên (Kiên Giang).

Tại cơ quan Công an, bước đầu Ân đã thừa nhận toàn bộ hành vi vi phạm của mình. Ngay trong sáng cùng ngày, lực lượng Công an đã mời Hiền và Linh về trụ sở làm việc.

Giá điện tăng 3% từ ngày 4/5: Người dân chịu áp lực ra sao?

Theo Quyết định số 1062 của Bộ Công Thương, giá bán điện cho ngành sản xuất được chia theo cấp điện áp và khung giờ thấp - cao điểm và bình thường. Theo đó, cấp điện áp từ 110 kV trở lên, giá điện dao động 999 - 2.844 đồng/kWh tuỳ khung giờ cao, bình thường và thấp điểm.

Phải có phương án sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm.

Phải có phương án sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm.

Cấp điện áp 22kV đến dưới 110kV, giá 1.037 - 2.959 đồng/kWh, tuỳ khung giờ. Cấp điện áp 6kV - dưới 22kV, giá bán 1.075 - 3.055 đồng/kWh, tuỳ khung giờ. Ở cấp điện áp dưới 6kV, giá bán lẻ điện là 3.171 đồng, giờ bình thường là 1.738 đồng và thấp điểm 1.133 đồng/kWh.

Với khối hành chính sự nghiệp, giá bán lẻ điện mới là 1.690 - 1.940 đồng/kWh tuỳ khung giờ, cấp điện áp. Giá bán lẻ cho lĩnh vực kinh doanh có sự chênh lệch khá cao giữa giờ cao điểm, thấp điểm và cấp điện áp, tương ứng là 4.724 đồng và 1.402 đồng/kWh. Các giá này chưa gồm thuế VAT.

Về giá bán lẻ điện sinh hoạt vẫn được chia làm 6 bậc. Bậc 1 từ kWh 0-50 là 1.728 đồng/kWh (biểu giá cũ là 1.678 đồng/kWh). Bậc 2 từ kWh 51-100 là 1.786 đồng/kWh (biểu giá cũ là 1.734 đồng/kWh). Bậc 3 từ kWh 101-200 là 2.074 đồng/kWh (biểu giá cũ là 2.014 đồng/kWh). Bậc 4 từ kWh 201-300 là 2.612 đồng/kWh (biểu giá cũ là 2.536 đồng/kWh). Bậc 5 từ kWh 301-400 đồng/kWh là 2.919 đồng/kWh (biểu giá cũ là 2.834 đồng/kWh). Bậc 6 cho kWh 401 trở lên là 3.015 đồng/kWh (biểu giá cũ là 2.927 đồng/kWh). Như vậy, giá bán lẻ điện sinh hoạt đã tăng khá mạnh, đặc biệt đối với các hộ dùng từ bậc 4 sẽ có chênh lệch khá rõ với giá cũ. Trước đó, EVN cũng quyết định tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 3% từ hôm nay (4/5), lên mức trên 1.920 đồng/kWh.

Theo ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với biểu giá bán điện sinh hoạt mới, theo tính toán, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 50 kWh/tháng là 2.500 đồng/hộ (số hộ sử dụng điện dưới 50 kWh toàn EVN năm 2022 là 3,33 triệu hộ, chiếm 11,98% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt). Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 100 kWh/tháng là 5.100 đồng/hộ (số hộ sử dụng là 4,7 triệu hộ, chiếm 16,85%). Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ (số hộ sử dụng là 10,04 triệu hộ, chiếm 36,01%), đây là nhóm khách hàng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tương tự, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 300 kWh/tháng là 18.700 đồng/hộ (số hộ sử dụng là 4,96 triệu hộ, chiếm 17,81%). Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 400 kWh/tháng là 27.200 đồng/hộ (số hộ sử dụng là 2,21 triệu hộ, chiếm 7,95%).

Phải có phương án sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm.

Phải có phương án sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm.

Không tác động lớn tới CPI

Theo ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN, mức tăng giá 3% tác động không lớn đến CPI. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, nếu giá điện tăng 5% sẽ tác động khoảng 0,17%. Tuy nhiên, với mức tăng 3%, giúp Tập đoàn giảm bớt khó khăn tài chính. Dự kiến, trong 8 tháng còn lại của năm 2023, với mức tăng 3% giá điện bán lẻ bình quân, doanh thu của EVN tăng 8.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tăng giá điện chỉ là một trong các giải pháp để giải quyết các khó khăn tài chính của EVN. Tập đoàn đã có những biện pháp như: Giảm chi phí thường xuyên; sửa chữa lớn; chi phí nhân công, tiền lương phải cắt giảm...

Ngoài ra, EVN còn thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, tận dụng tối đa các nguồn điện có giá thành rẻ, làm việc với các nhà cung ứng khí, than để giảm giá nhiên liệu, để giảm đầu vào. Dự báo, trong cao điểm hè sắp tới, nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng, việc đảm bảo nguồn điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh là yêu cầu đặt ra với EVN.

Về mức tăng này, chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, kết quả kiểm toán cho biết, giá thành điện năm 2022 tăng 9,27% so với năm 2021 mà giá điện chỉ tăng 3% là mức tăng khá thấp, chưa thực hiện được nguyên tắc bù đắp chi phí sản xuất điện. Tuy nhiên, mức tăng này đã thực hiện được yêu cầu của thường trực Chính phủ là "việc điều chỉnh giá điện phải đảm bảo không giật cục, có lộ trình, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân".

Trên thực tế, giá bán lẻ điện bình quân chung tăng 3% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, tức là tăng 56 đồng/kWh từ 1.864,44 đồng lên 1.920,3732 đồng. Mức tăng này tuy không lớn, nhưng vẫn ảnh hướng đến sản xuất kinh doanh và đời sống người dân khi mùa nắng nóng đã tới. Nếu giá điện tăng 3% thì số tiền điện bình quân phải chi thêm của 25 triệu hộ tiêu dùng khoảng 12.000 đồng mỗi tháng. Trong đó, nếu hộ tiêu dùng 50kWh/tháng phải chi thêm 2.550 đồng, nếu hộ tiêu dùng 400kWh/tháng phải chi thêm 35.600 đồng/tháng.

“Hiện, giá bán lẻ điện sinh hoạt vẫn được chia làm 6 bậc lũy tiến, với nguyên tắc dùng càng nhiều thì càng phải tăng bậc với giá cao hơn. Và đương nhiêu tiền điện sẽ phải trả nhiều hơn. Mặt khác, những tháng nắng nóng, thông thường tiền điện tiêu thụ thường tăng nhiều hơn tháng bình thường gấp 2 lần. Do đó, tiền điện tăng mạnh là không tránh khỏi kể cả lúc giá điện chưa tăng. Vì thế, giá điện tăng cao hơn cũng là một áp lực lớn cho người dân vào dịp này. Theo tôi, giải pháp quan trọng nhất là phải có phương án sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm, đồng thời phải sửa ngay biểu giá cố định qua bán lẻ điện theo hướng rút gọn”, ông Thoả nhấn mạnh.

Vụ phi công dương tính với ketamine: Vietnam Airlines lên tiếng

Vietnam Airlines vừa có thông tin liên quan đến việc một phi công có kết quả xét nghiệm ban đầu dương tính với ketamine.

Theo đại diện hãng hàng không, việc một số trang mạng đưa ra một phần báo cáo chuyên môn của bộ phận Y tế của Đoàn Bay 919 với mẫu xét nghiệm ban đầu của một phi công tên D. chỉ là kết quả nghi ngờ liên quan đến thành phần chất cấm sử dụng.

"Hiện các cơ quan chuyên môn vẫn đang tiếp tục xét nghiệm, đánh giá, phân tích bằng các phương pháp khác nhau để có thể đưa ra kết luận cuối cùng" - đại diện Vietnam Airlines cho biết.

Hiện nay, theo đúng quy định, phi công D. đã bị tạm đình chỉ công tác để chờ kết luận chính thức.

Hãng cũng đã báo cáo ban đầu với Cục Hàng không Việt Nam và sẽ cập nhật kết quả chính thức với Cục theo đúng quy định.

"Chúng tôi luôn khẳng định công tác an toàn khai thác, an toàn sức khỏe hành khách và nhân viên của hãng luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Vì thế, hãng luôn chủ động thanh kiểm tra, rà soát để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nội quy, quy định trong lĩnh vực này. Mọi sai phạm đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định" - đại diện Vietnam Airlines khẳng định.

Hãng hàng không cũng cho biết việc kiểm tra sức khỏe của phi công là nghiệp vụ được hãng thực hiện thường xuyên, cả định kỳ và đột xuất. Mục đích của việc kiểm tra này là nhằm giám sát tuân thủ, đảm bảo sức khỏe tâm, sinh lý của phi công theo các quy định hiện hành của ngành và hãng.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, mới đây, trên mạng xã hội Facebook lan truyền một văn bản của trạm y tế đoàn bay 919 ngày 27-4, báo cáo về việc kiểm tra chất gây nghiện của phi công P.H.D. 1.

Theo nội dung văn bản, ngày 25-4, trạm y tế thực hiện kiểm tra sức khỏe phi công P.H.D. 1, đội bay A321 trước chuyến bay nhưng phi công D. 1 từ chối kiểm tra chất gây nghiện.

Cùng ngày, trạm y tế đã phối hợp với đội bay A321 đưa phi công D. 1 đến văn phòng Medlatec 141 Ngô Gia Tự (quận Long Biên, Hà Nội) để lấy xét nghiệm chất gây nghiện chuyên sâu cho phi công này. Tại đây, trạm y tế cũng thực hiện test nhanh chất gây nghiện qua nước tiểu, kết quả mẫu nước tiểu của phi công này dương tính với chất ketamine.

Ngày 26-4, BV Medlatec trả kết quả xét nghiệm làm theo phương pháp sắc ký - quang phổ khối của phi công D. 1 cho thấy có tìm thấy ketamine.

Ngày 5-5, trao đổi với Báo Người Lao Động, một lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết theo báo cáo của hãng hàng không, sau biên bản báo cáo ban đầu của trung tâm y tế đoàn bay về việc phi công được xác định dương tính với ketamine, hãng hàng không đã cho tạm dừng bay với phi công này để tiếp tục các bước xác minh tiếp theo.

Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, cần phải có những bước xác minh chuyên sâu về y tế vì với kết quả kiểm tra ban đầu, có trường hợp đang dương tính nhưng sau đó lại âm tính, hoặc có thể có người đang sử dụng các loại thuốc chữa bệnh với các sản phẩm phụ liên quan đến chất được xét nghiệm. Do đó, việc tạm đình chỉ đối với phi công để xác minh tiếp tại các cơ sở có phân tích y tế chuyên sâu hơn.

Liên quan đến việc phi công nếu bị xác định sử dụng chất gây nghiện sẽ bị xử lý như thế nào, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết việc phi công có bị ra khỏi ngành hay không phụ thuộc vào kết quả phân tích người này có phụ thuộc vào chất gây nghiện hay không. "Có thể kết quả dương tính là do tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh đang sử dụng, cũng có thể là phụ thuộc chất gây nghiện. Việc này tùy thuộc kết luận của cơ quan chuyên môn sâu về y tế" - vị lãnh đạo này cho biết.

Được biết, theo quy định hiện hành, trường hợp kết quả phân tích chuyên sâu từ cơ quan chức năng cho thấy phi công này có sử dụng chất cấm, phi công sẽ bị thu hồi giấy phép lái máy bay vĩnh viễn.

Tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng thêm 60 ngày

Nguồn tin của Tiền Phong ngày 5/5 cho biết, thẩm phán Phùng Văn Hải, Phó Chánh án TAND TPHCM đã ký quyết định tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng (bị can, cựu Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, tỉnh Bình Dương) thêm 60 ngày.

Nguồn tin trên cũng xác nhận, quyết định tạm giam của TAND TPHCM đã được tống đạt cho bị can Nguyễn Phương Hằng và Trại tạm giam nơi đang tạm giam bị can Hằng.

Đến nay, sau nhiều lần thực hiện lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam từ Cơ quan điều tra và VKSND TPHCM, bà Hằng đã bị tạm giam tổng cộng hơn 13 tháng, tính từ ngày bị bắt tạm giam là 24/3/2022.

Tin tức 24h: Con trai đâm chết cha và chú ruột ở An Giang - 6

Tại bản cáo trạng mà TAND TPHCM đang thụ lý, bà Nguyễn Phương Hằng, Nguyễn Thị Mai Nhi (ngụ tại Quận 12, trợ lý bà Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng truyền thông Công ty CP Đại Nam) và Đặng Anh Quân (tiến sĩ, giảng viên) bị Viện Kiểm sát truy tố cùng tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.

Cáo trạng nêu, từ tháng 3/2021, bà Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp qua mạng Internet để nói về chuyện bí mật đời tư cá nhân, sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các ông Võ Nguyễn Hoài Linh, bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh, bà Đặng Thị Hàn Ni, ông Nguyễn Đức Hiển, ông Huỳnh Minh Hưng, bà Đinh Thị Lan, bà Trần Thị Thủy Tiên cùng chồng là ông Lê Công Vinh trong các buổi livestream. Bà Hằng là chủ mưu, 3 bị can còn lại giúp sức cho bà Hằng. Hành vi sai phạm chỉ dừng lại khi ngày 24/3/2022, bà Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam.

Ông Đặng Anh Quân với vai trò cố vấn pháp lý cho bà Hằng, tham gia livestream cùng bà Hằng 11 buổi từ tháng 10/2021 - 3/2022. Ông Đặng Anh Quân cũng vừa bị khởi tố, bắt tạm giam với tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.

Động đất 3.0 độ Richter tại Kon Tum

Ngày 5-5, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu phát đi thông tin trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.

Theo đó, vào sáng cùng ngày, một trận động đất có cường độ 3.0 độ Richter đã xảy ra tại vị trí có tọa độ 14.843 độ vĩ Bắc, 108.291 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 9 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Tỉnh Kon Tum trong thời gian qua liên tục xảy ra động đất.

Tỉnh Kon Tum trong thời gian qua liên tục xảy ra động đất.

Hiện Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Tính từ đầu năm tới nay, tỉnh Kon Tum đã ghi nhận hàng trăm trận động đất có cường độ khác nhau. Địa phương này cũng đã lắp đặt 8 trạm quan trắc động đất tại các khu vực của Thủy điện Thượng Kon Tum và Thủy điện Đắk Đrinh (huyện Kon Plông). Trong đó có 5 trạm được chủ đầu tư hai thủy điện nói trên lắp đặt theo đề nghị của UBND tỉnh Kon Tum, 3 trạm còn lại do Viện Vật lý Địa cầu thực hiện.

Biển Đông sắp hứng áp thấp nhiệt đới đầu tiên năm 2023

Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của áp thấp nhiệt đới. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG

Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của áp thấp nhiệt đới. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG

Theo Tung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng nay (5/5), một vùng áp thấp ở miền Trung Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).

Lúc 10 giờ sáng nay, ATNĐ đang ở trên khu vực vùng biển phía đông đảo Palawan (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.

Cơ quan khí tượng dự báo, trong 24 giờ tới, ATNĐ có khả năng đi vào Biển Đông, trở thành ATNĐ đầu tiên trên Biển Đông mùa mưa bão năm 2023.

Sau khi vào Biển Đông, đến khoảng 10 giờ sáng 6/5, ATNĐ ở trên khu phía đông của khu vực giữa và nam Biển Đông. Cường độ cấp 6, giật cấp 8.

Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, cường độ ít thay đổi.

Do ảnh hưởng của ATNĐ, dự báo vùng biển phía đông khu vực giữa và nam Biển Đông có gió mạnh lên cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao 2,0-3,0m.

Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia đã ban hành công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ; tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền; thông báo cho các thuyền trưởng hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của ATNĐ để phòng, tránh.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Những người sở hữu cái tên dài nhất Việt Nam: Gặp muôn vàn rắc rối và chuyện bi hài
Có nhiều trường hợp sở hữu cái tên quá dài đã gặp không ít chuyện bi hài xoay quanh, thậm chí phải đổi lại tên cho ngắn gọn hơn.

Những họ tên độc lạ

K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giá điện tăng