Trong lúc xoa kem lên mặt nạn nhân, Lợi thực hiện những hành vi sờ soạng quanh người... Chỉ đến khi thấy Lợi có ý định quan hệ tình dục thì nạn nhân mới phản kháng và bỏ chạy về nhà.
Lộ lý do bé 15 tuổi bị chủ quầy thuốc tây xâm hại khi đi truyền nước
Theo Cơ quan CSĐT, trong quá trình Lợi thực hiện việc truyền nước cho người nhà bé H. tại tầng 1 của quầy thuốc thì đối tượng có nói chuyện với nạn nhân.
Ngôi nhà đối tượng Lợi mở quầy thuốc tây và cũng là nơi xảy ra sự việc cháu H. bị xâm hại tình dục. Ảnh: L.K
Quá trình nói chuyện, Lợi thấy trên mặt H. có mụn trứng cá và cho biết, tại quầy thuốc của gia đình có thuốc đặc trị loại mụn này nhưng để trên tầng 2. Sau đó bảo nạn nhân đi lên tầng.
Ngôi nhà đối tượng Lợi mở quầy thuốc tây và cũng là nơi xảy ra vụ việc
Do là người cùng địa phương nên H. không tỏ ra nghi ngờ. Vì vậy, khi lên đến tầng 2, Lợi bảo H. nằm xuống giường để đối tượng lấy kem xoa mặt trị mụn trứng cá.
Trong lúc xoa kem lên mặt nạn nhân, Lợi thực hiện những hành vi sờ soạng quanh người H. Thấy vậy, nạn nhân phản ứng nhưng đối tượng trấn an. Chỉ đến khi thấy Lợi có ý định quan hệ tình dục thì nạn nhân mới phản kháng và bỏ chạy về nhà.
Về đến nhà, H. đã kể lại sự việc cho người thân và. Gia đình nạn nhân ngay lập tức làm đơn trình báo gửi chính quyền xã và vụ việc nhanh chóng được báo cáo lên Công an huyện Vũ Thư. Tối cùng ngày, đối tượng Lợi đã bị lực lượng chức năng tạm giữ.
Điều chỉnh giá 1.900 dịch vụ y tế
Khoảng 1.900 dịch vụ y tế dự kiến sẽ điều chỉnh giá theo mức lương cơ sở từ ngày 1-7-2019. Cùng với đó, giá dịch vụ y tế sẽ được tính chi phí quản lý. Hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh đã bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương.
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế), cho biết theo lộ trình từ nay đến cuối năm 2019, giá dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng theo mức lương cơ sở mới: 1.490.000 đồng (từ ngày 1-7). Như vậy, giá tối đa dịch vụ khám bệnh dao động từ 26.000 đồng đến dưới 40.000 đồng. Giá dịch vụ hội chẩn để xác định ca bệnh khó có mức tối đa là 200.000 đồng. Hiện tại, giá dịch vụ y tế đang tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng và sẽ tính thêm chi phí quản lý vào giá dịch vụ (hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương).
Tăng viện phí phải song hành với tăng chất lượng khám chữa bệnh
Tuy nhiên, theo ông Liên, việc điều chỉnh giá sẽ căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và điều kiện kinh tế - xã hội, nếu điều kiện khó khăn, chưa thuận lợi, Bộ Y tế sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Điều hành giá để xem xét, lùi thời gian thực hiện giá dịch vụ y tế tính đủ các yếu tố sẽ được thực hiện vào năm 2021 thay vì 2020.
Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết việc điều chỉnh mức lương cơ sở tăng 100.000 đồng so với giá hiện hành thì giá dịch vụ y tế dự kiến được điều chỉnh trong năm 2019 hầu như không có sự thay đổi nhiều. Đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, các huyện đảo, xã đảo, người có công với cách mạng, thân nhân là cha - mẹ - vợ - chồng - con của người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội... khi đi khám chữa bệnh được BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nên với các đối tượng này không bị ảnh hưởng bởi việc tăng viện phí.
Bộ Y tế: Đường dây buôn bán trẻ sơ sinh, không loại trừ sự tiếp tay từ nhân viên y tế
Bộ Y tế vừa có công văn gửi các sở y tế, bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện ngành, Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), Cục Y tế (Bộ Công an) về triển khai một số nội dung phòng chống mua bán trẻ sơ sinh.
Công văn nêu rõ, qua công tác kiểm tra, giám sát cũng như thông tin từ các cơ quan truyền thông, Bộ Y tế được biết hiện nay ngoài xã hội tồn tại một số đường dây lợi dụng danh nghĩa xin con nuôi để buôn bán trẻ sơ sinh, trục lợi gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội; không loại trừ có sự tham gia, tiếp tay cho các đường dây này từ trong nội bộ nhân viên của các cơ sở y tế, bệnh viện.
Nhằm phòng tránh tình trạng mua bán trẻ sơ sinh, mạo danh nhận con nuôi để trục lợi, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức của các sản phụ cũng như cán bộ, nhân viên y tế các quy định của pháp luật về cho nhận con nuôi.
Rà soát, bổ sung hoàn thiện quy trình chuyên môn và các quy định về quản lý dịch vụ, tăng cường giám sát kiểm tra cán bộ, nhân viên để đảm bảo việc tuân thủ đúng quy trình chuyên môn kỹ thuật, quy trình trao nhận trẻ sơ sinh và các quy định khác của pháp luật; tuyệt đối không tham gia tiếp tay cho việc buôn bán trẻ sơ sinh.
Trong trường hợp có trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại các cơ sở y tế, cần thông báo và bàn giao trẻ tới cơ quan bảo trợ trẻ em theo đúng quy định của pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để phát hiện, ngăn chặn việc tham gia tiếp tay cho các đường dây buôn bán trẻ sơ sinh ngoài xã hội.
"Trong trường hợp phát hiện cán bộ nhân viên có sai pham, các đơn vị phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo ngay về Bộ Y tế" - công văn nêu rõ.