Anh Hoàng Văn Thường (con rể út của ông Sầm) cho biết ngay lúc lên xe đi Hoà Bình, anh luôn có cảm giác bất an. "Thậm chí, người tài xế cũng rất kiệm lời nhưng quan trọng nhất là bản thân tôi có linh tính không hay sẽ xảy ra việc gì đó", anh Thường nói.
Linh cảm bất thường của con rể nạn nhân vụ xe đón dâu gặp nạn
Khoảng 8 giờ 40 phút ngày 16/3, tại ngã 5, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (Hà Nam) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe tải và xe chở khách 16 chỗ đang đi đón dâu khiến 3 người tử vong và 13 người nhập viện.
Anh Thường luôn cảm thấy bất an khi đi Hoà Bình ăn cưới. Ảnh: Đ.Tuỳ
Là người may mắn khi chỉ bị xây sát nhẹ, nhưng nhớ lại sự việc, anh Hoàng Văn Thường (SN 1982, con rể út của ông Sầm) vẫn không khỏi hoảng sợ. Mặc dù, đây không phải là lần đầu tiên đi xa vào đêm tối, nhưng lần đi ăn cưới này anh Phòng luôn cảm thấy bất an.
“Không phải bây giờ xảy ra sự việc tôi mới nói vậy mà ngay lúc lên xe đi Hoà Bình, tôi luôn có cảm giác bất an. Trong khi, chúng tôi xuất phát vào ban đêm, phải đi đoạn đường xa khiến ai cũng mệt mỏi, căng thẳng. Thậm chí, người tài xế cũng rất kiệm lời nhưng quan trọng nhất là bản thân tôi có linh tính không hay sẽ xảy ra việc gì đó", anh Thường cho biết.
Không biết có phải sự trùng lặp hay không mà khi lên xe đưa dâu về, anh Thường được mọi người bố trí ngồi ở cuối xe và cầm theo quần áo. Cho nên, khi xảy ra tai nạn, anh bị hất lên ngã sấp xuống sàn và chỉ bị xây sát.
Lý giải về việc đi ăn cưới ở Hoà Bình, anh Thường cho hay, bố của cô dâu là em ruột của bố vợ anh. Khi lấy nhau xong cả gia đình cô dâu lên Hoà Bình lập nghiệp sinh sống. Rạng sáng ngày15/3, gia đình anh cùng họ hàng thuê xe của anh Lương Thành Uy (SN 1967, cùng làng) đi Hoà Bình ăn cưới. Khoảng 6 giờ 30 phút sáng hôm sau (16/3) gia đình anh cùng nhà trai đưa dâu về huyện Thái Thuỵ để tổ chức lễ thành hôn. Khi đến địa phận xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng thì xảy ra tai nạn.
Mẹ bắt con gái trần truồng đứng giữa trời mưa, rét gây phẫn nộ
Mới đây, một clip ghi lại cảnh bé gái 3 tuổi bị mẹ cởi hết quần áo, phải đứng một mình giữa trời mưa lạnh được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sự việc xảy ra ở tổ dân phố số 7, phường Đồng Mai (Hà Đông, Hà Nội). Người mẹ trong đoạn clip là chị Chu Thị T., cháu bé là Trần Kim H. (3 tuổi), ngoài ra, chị T. còn có một bé trai 10 tháng tuổi.
Bé 3 tuổi không quần áo ngồi giữa trời lạnh.
Vừa khóc chị T. vừa lý giải: “Sự việc xảy ra không phải như mọi người nghĩ. Nhà không có nước nên tranh thủ lúc thằng bé ngủ, tôi phải đi xin ở tít xóm trên để giặt giũ, tắm rửa. Chuẩn bị thay rửa nên con bé lớn mới cởi quần áo như thế. Cháu đứng ngoài đợi mẹ về, không hiểu có ai đi qua không hiểu chuyện nên quay clip rồi nói sai sự thật như vậy”.
Chị T. không có chồng nên ba mẹ con bao bọc nhau sống qua ngày. Chị T. kể, trước khi sinh con chị có đi làm tiếp thị bán hàng nhưng nay bận con nhỏ nên chị chỉ ở nhà trông con. Lúc nào tranh thủ được thì chị thêu tranh kiếm thu nhập trang trải cuộc sống.
Lý giải về việc người dân phản ánh việc chị T. hay đánh đập con, chị này cho biết vì con mắc lỗi nên phải dạy bảo.
“Nhiều người khuyên tôi cho con đi làm con nuôi nhưng con mình dứt ruột đẻ ra, tôi vẫn gượng nuôi các cháu. Tôi không muốn xa các con”, chị T. nói.
Dàn bê tráp toàn U50 ở Hải Phòng “đốn tim“ dân mạng
Đám hỏi Nguyễn Thị Thu Hiền và chú rể Nguyễn Văn Hiển (cùng sinh năm 1986, ở Hải Phòng) đã diễn ra vào 19/2 âm lịch, tức ngày 16/3 dương lịch. Và sẽ không có gì ấn tượng nếu như trong đám hỏi, đội hình bê tráp không phải nam thanh nữ tú mà toàn cụ ông, cụ bà U50, U60.
Thực tế, đội tráp hầu hết đều là những giáo viên, nông dân…
Theo chia sẻ của Thu Hiền, khi đưa ra ý tưởng này rất may cả 2 bên gia đình đều đồng ý và còn cho rằng như vậy sẽ tốt vì các ông các bà sẽ dành phúc cho con cháu. Thực tế, đội tráp hầu hết đều là những giáo viên, nông dân… thế nhưng các bác đều đã con đàn cháu đống, nhà cửa êm ấm, cuộc sống ổn định sung túc.
Cô dâu còn tiết lộ, trang phục áo dài của nhà gái đều do chính tay bạn may đo. "Nếu mọi người bảo tiếc tiền không thuê được đội bê tráp trẻ thì không phải vì số tiền mình bỏ ra để may áo dài cho các bác còn quá tiền đi thuê", Thu Hiền bày tỏ.
Được biết, cô dâu Thu Hiền làm nghề chính là may đo thiết kế. Chú rể Văn Hiển trước đây đi làm ở nước ngoài, sau khi về nước quen cô dâu Hiền và hai người buôn bán chung với nhau. Và sau khoảng 5, 6 tháng, cả hai quyết định dọn về ở chung nhà.
Cậu 6 tuổi bị kẹt bàn tay trong thang cuốn
Mới đây, vào thứ 4 (15/3), tại huyện Trùng Khánh, Trung Quốc, một cậu bé 6 tuổi đã không may bị kẹt bàn tay vào thang cuốn ở một tòa nhà chung cư. Thấy vậy, người dân chứng kiến đã vội vàng gọi điện cho lực lượng cứu hộ.
Cậu bé 6 tuổi đã không may bị kẹt bàn tay vào thang cuốn ở một tòa nhà chung cư
Ngay khi đến hiện trường, nhân viên cứu hộ đã nhanh chóng sử dụng một loạt các dụng cụ khác nhau nhằm cố gắng bảo vệ được bàn tay của cháu bé. Sau khoảng 10 phút, họ đã lôi được bàn tay bé ra khỏi thang cuốn và vội vàng đưa đến bệnh viện. Do được giải thoát kịp thời nên bàn tay của em không bị thương tổn nhiều.
Sau khoảng 10 phút, họ đã lôi được bàn tay bé ra khỏi thang cuốn và vội vàng đưa đến bệnh viện
Sau vụ tai nạn này, một lần nữa tiếng chuông cảnh tình các bậc cha mẹ lại được rung lên. Cậu bé này đã may mắn thoát khỏi thang cuốn “sát nhân” nhưng liệu được mấy trường hợp như vậy. Vì thế, một lần nữa, cha mẹ, người lớn hãy để mắt đến trẻ và cần học ngay các nguyên tắc an toàn khi cho trẻ em đi thang cuốn. Đừng để một phút lơ là mà phải đổi lấy tính mạng của chính con em mình.