Ngọc Tuyền kể lại những ngày đau đớn khi mất đi cha mẹ, bắt đầu từ giữa tháng 7. Cơn bão COVID-19 kéo tới gia đình khiến cả 4 người đều trở thành bệnh nhân COVID-19.
Vợ mất vì COVID-19 trước mặt 2 con nhỏ, 2 ngày sau chồng cũng qua đời
COVID-19 đi qua khiến căn nhà vốn dĩ đầy đủ 4 thành viên gồm bố là ông T.H.D (71 tuổi), mẹ là bà P.T.Đ (64 tuổi) và 2 đứa con Trần Khoa Đăng Trường (10 tuổi) và Trần Thị Ngọc Tuyền (18 tuổi), nay chỉ còn lại 2 chị em tự xoay xở, dựa vào nhau để sống qua ngày.
Hai em sống tại căn nhà nhỏ nằm trên đường An Dương Vương (phường An Lạc A, quận Bình Tân), đồ đạc sách vở dụng cụ để sinh hoạt hàng ngày đều được để ngay trên chiếc giường gỗ. Mắt hai chị em vẫn còn sưng lên có lẽ vì khóc do nhớ thương bố mẹ.
Ngọc Tuyền kể lại những ngày đau đớn khi mất đi cha mẹ, bắt đầu từ giữa tháng 7. Cơn bão COVID-19 kéo tới gia đình khiến cả 4 người đều trở thành bệnh nhân COVID-19.
2 chị em Trần Thị Ngọc Tuyền (18 tuổi) và Trần Khoa Đăng Trường (10 tuổi) nương tựa vào nhau sống trong căn nhà đã vắng bóng cha mẹ.
Tưởng rằng đi điều trị là sẽ sớm khỏi bệnh, nhưng nào ngờ đâu, vài ngày sau, mẹ đã không thể qua khỏi, ra đi ngay trước mặt con. Đó cũng trở thành nỗi ám ảnh và nuối tiếc đối với 2 chị em từng ngày cho tới tận bây giờ.
Lúc chiếc xe đẩy tới chuyển thi thể mẹ đi, Ngọc Tuyền nhớ như in khung cảnh em trai mình vừa chạy đuổi theo vừa khóc. "Em trai em khóc quá trời luôn, nó cứ nói "mẹ ơi sao mẹ bỏ con vậy...", còn em không thể nói gì hết, đứng yên đó vì quá hoảng hốt" - Tuyền kể lại, đôi mắt em rưng rưng.
Nhưng bi kịch chưa dừng lại khi bố của 2 em cũng ra đi mãi mãi nhưng tới 10 ngày sau 2 chị em mới nhận được tin. "Mẹ em mất ngày 4/8 rồi ba em mất ngày 5/8. Ba em mất mà em đâu có biết, mãi đến ngày 15/8 em mới được biết", Ngọc Tuyền tràn đầy sự nuối tiếc.
Ngọc Tuyền mới 18 tuổi nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Tuyền đã đi làm từ cách đây vài năm. Em đi làm để nhường cơ hội học tập cho em trai và mong muốn sớm có thu nhập đỡ đần cho ba mẹ. Lúc ba mẹ còn sống, ba làm nghề sửa xe, mẹ em trước đây làm nhà giáo nhưng đã nghỉ hưu.
Tuyền giờ đây vừa là chị nhưng vừa là mẹ. Trước mắt còn bao nhiêu khó khăn, những nỗi lo canh cánh trong lòng em lại là về cậu em trai mới chỉ đang học lớp 5. "Em đã định sẵn tương lai cho em từ trước rồi nhưng sợ tương lai của thằng nhỏ liệu có học hết lớp 12 được không, rồi không biết sẽ đi về đâu" , Tuyền tâm sự.
Căn nhà giờ còn có 2 chị em sinh hoạt, dường như mọi thứ cũng sơ sài hơn. Chiếc bàn thờ mẹ cũng là chiếc bàn học được kê sát vào góc tủ, bên trên cũng chỉ có hũ tro, dòng chữ viết tay "Xin cầu cho linh hồn Maria” và bát hương không hoa không nến. Tuyền nói, em gửi tro của bố ở trên một ngôi chùa quen, đến giờ này cũng chưa thể đưa tro của bố về bên cạnh mẹ.
(Theo Gia đình và Xã hội)
Giá vàng trong nước 23/9
Mở cửa phiên sáng nay, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM tăng mạnh 200 nghìn đồng cả hai chiều lên 56,70-57,35 triệu đồng/lượng. Đây là phiên tăng giá liên tiếp thứ 4 của giá vàng SJC với tổng số tiền tăng thêm là 700 nghìn đồng.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội duy trì 56,70-57,50 triệu đồng/lượng. Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ cũng giữ nguyên 50,50-51,50 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu giảm 100 nghìn đồng hai chiều còn 50,96-51,66 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…
Trước giờ giao dịch sáng nay 23/9, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM được niêm yết 56,50-57,15 triệu đồng/lượng, tăng thêm 50 nghìn đồng so với cùng thời điểm phiên trước. Đây là phiên tăng giá thứ ba liên tiếp của giá vàng SJC với tổng cộng thành quả 500 nghìn đồng.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội duy trì 56,70-57,50 triệu đồng/lượng phiên thứ hai.
Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ cũng tăng thêm 200 nghìn đồng chiều mua vào và 100 nghìn đồng chiều bán ra lên 50,50-51,50 triệu đồng/lượng.
Sau hai tháng “đóng băng” giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu đã được cập nhật trở lại sau khi Hà Nội gỡ bỏ tình trạng giãn cách xã hội với việc điều chỉnh mạnh 450 nghìn đồng hai chiều về 51,06-51,76 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…
(Theo Báo Giao Thông)
TP.HCM: Đã có 7.500 công nhân, viên chức đăng ký cấp giấy đi đường
Thượng tá Huỳnh Quang Tuyến, Phó trưởng phòng tham mưu công an TP.HCM, cho biết đã có 17 sở, ngành tại TP.HCM gửi danh sách đề nghị cấp giấy đi đường với số lượng 7.500 công nhân, viên chức. Công an TP.HCM đang cập nhật vào hệ thống phần mềm VNEID để kiểm soát lưu thông trên đường.
Trước đó ngày 22/9, Công an TP.HCM đã ban hành văn bản về việc thực hiện phương án giải quyết lưu thông đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn TP.HCM.
Thượng tá Huỳnh Quang Tuyến, Phó trưởng phòng tham mưu công an TP.HCM.
Theo đó, Công an thành phố sẽ cấp giấy đi đường (hoặc mã QR code) cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo danh sách đề nghị của cơ quan đơn vị.
Công an TP đề xuất phương án cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được đến trụ sở làm việc với một số điều kiện.
Cụ thể, thời gian lưu thông: sáng từ 6h30 - 8h; chiều 16h30 - 18h. Tuyến đường lưu thông từ nơi ở đến trụ sở làm việc.
Những người thực hiện nhiệm vụ ngoài khung giờ và tuyến đường vẫn sử dụng giấy đi đường đã cấp (trường hợp đổi ca, bị nhiễm COVID-19... thì đổi giấy). Trường hợp đặc biệt do yêu cầu công việc cần lưu thông, Công an TP xem xét cấp bổ sung giấy đi đường và xem xét giải quyết từng đơn vị.
Các đơn vị gửi danh sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đăng ký làm việc tại trụ sở về Sở Nội vụ tập hợp (theo chỉ đạo tại công văn 3086) và gửi về Công an TP để cập nhật danh sách quản lý về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Người đi đường phải khai báo y tế trên phần mềm VNEID của Bộ Công an trước khi ra đường. Công an TP kiểm tra thẻ ngành, thẻ nhân viên và lịch công tác (hoặc đối chiếu với danh sách làm việc đã được cung cấp, cập nhật phần mềm).
Cán bộ, công nhân viên, người lao động phải được tiêm 2 mũi vắc xin (theo công văn 3086), gia đình không thuộc khu vực phong tỏa cách ly (nội dung này do thủ trưởng đơn vị thẩm định, ký duyệt, cán bộ, công nhân viên, người lao động cam kết).
(Theo Báo Giao Thông)