Tin tức 24h:Lùm xùm của bà Phương Hằng và Đàm Vĩnh Hưng, lấy sao kê người khác có phạm luật?

HÀ ANH - Ngày 25/08/2021 19:00 PM (GMT+7)

Chuyên gia pháp lý cho rằng, hành vi để lộ sao kê tài khoản ngân hàng của khách hàng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tối 24/8, cộng đồng mạng xôn xao khi bà Phương Hằng (vợ ông Huỳnh Uy Dũng - tức Dũng "lò vôi") livestream chia sẻ về chuyện từ thiện. Đáng chú ý, nữ CEO này bất ngờ lên tiếng tố ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Bà cho biết hiện đang giữ khoảng 1,9kg giấy tờ sao kê từ tài khoản ngân hàng của "ông hoàng nhạc Việt".

Chưa dừng lại ở đó, bà Phương Hằng còn cho biết với số lượng giấy sao kê kể trên, số tiền người dân ủng hộ không chỉ có 1,8 tỷ đồng như ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã làm từ thiện trước đó. Thay vào đó, CEO Công ty cổ phần Đại Nam còn công bố số tiền thực sự trong tài khoản từ thiện của nam ca sĩ lên đến hơn 96 tỷ đồng.

Bà Hằng cũng lên tiếng nếu trong một tuần nữa Đàm Vĩnh Hưng không công khai bản sao kê tổng số tiền từ thiện anh nhận được, bà sẽ tung bằng chứng và nhờ pháp luật can thiệp.

Trước vụ việc này, nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao bà Phương Hằng lại có giấy tờ sao kê từ tài khoản ngân hàng của nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng? Ai là người cung cấp những thông tin này cho bà Hằng? Liệu việc bà Phương Hằng lấy bản sao kê tài khoản ngân hàng của Đàm Vĩnh Hưng có vi phạm pháp luật?

 Bà Phương Hằng và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.

 Bà Phương Hằng và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.

Trao đổi với PV ĐS&PL, luật sư Phạm Hồng Kiên – Giám đốc Công ty Luật Cán Cân Việt cho biết, dữ liệu ngân hàng nói chung và thông tin tài khoản ngân hàng nói riêng thuộc loại tuyệt đối bảo mật. Cụ thể Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về “Bảo mật thông tin” như sau: "... Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cùng với đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

Theo quy định tại Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng chỉ được phép cung cấp thông tin trong ba trường hợp: (1) theo yêu cầu của khách hàng hoặc khách hàng cho phép; (2) theo yêu cầu của cơ quan chức năng nhà nước, cơ quan pháp luật (toà án, công an, cơ quan thuế,...); (3) cho việc phục vụ hoạt động nội bộ.

Như vậy, trừ các trường hợp trên, thì thông tin của khách hàng phải được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng bảo mật tuyệt đối, không được tiết lộ hoặc cung cấp cho bất kỳ cá nhân nào dưới mọi hình thức.

“Theo quy định tại Điểm d, Khoản 4, Điều 47, Nghị định số 88/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, thì hành vi: Làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng .Đối với tổ chức vi phạm thì phạt gấp 2 lần mức này" căn cứ theo Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Đồng thời, tùy tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra, mà người thực hiện còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù giam theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”, luật sư Kiên thông tin.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm. Đồng thời, bên vi phạm nếu gây thiệt hại cho người bị tiết lộ thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.

Luật sư Kiên cũng nhấn mạnh: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ và việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý... Chính vì vậy, mọi hành động xâm phạm những điều đó sẽ là hành vi vi phạm pháp luật”.

(Theo Đời sống & Pháp luật)

Hơn 40 côn đồ mang “hàng nóng” hỗn chiến, 1 người bị bắn trúng lưng

Ngày 25/8, thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Công an TP.Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã triệu tập gần 50 thanh, thiếu niên có luên quan đến vụ hỗn chiến vào tối 22/8 trên địa bàn thành phố.

Qua điều tra, ban đầu cơ quan công an xác định, từ mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Đức Thạch (16 tuổi, trú xã Kim Long, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) và Nguyễn Chí Thanh (15 tuổi, trú thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) đã hẹn đánh nhau tại địa bàn TP.Vĩnh Yên.

Để chuẩn bị cho cuộc hỗn chiến, cả 2 nhóm đã chuẩn bị dao phóng, đinh ba, dao rút, tuýp sắt, súng tự chế, đạn... có tính sát thương cao.

Nhóm thanh, thiếu niên manh động dùng súng tự chế, dao hỗn chiến.

Nhóm thanh, thiếu niên manh động dùng súng tự chế, dao hỗn chiến.

Khoảng 22h ngày 22/8, Thanh cầm đầu một nhóm 34 đối tượng đều ở huyện Yên Lạc, Thạch cầm đầu một nhóm hơn 10 đối tượng ở các huyện Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Yên lao vào hỗn chiến trên đường Triệu Thái thuộc khu công nghiệp Khai Quang, TP.Vĩnh Yên gây náo loạn nơi đây.

Hậu quả cuộc hỗn chiến khiến một số đối tượng bị thương tích, trong đó một trường hợp bị bắn trúng vào lưng. Nhiều trường hợp tham gia cuộc hỗn chiến mới 14 tuổi, nhiều nhất là ở độ tuổi từ 15- 18 tuổi. 

Quá trình điều tra vụ án, Công an TP.Vĩnh Yên đã ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Hòa (ở phường Đồng Tâm); Trần Thế Anh (ở phường Liên Bảo) và Nguyễn Văn Trường (ở xã Thanh Trù, cùng TP.Vĩnh Yên.

Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

Xe cấp cứu va chạm ôtô, 1 F0 tử vong, điều dưỡng trọng thương

Chiều 25-8, bác sĩ Phạm Hồng Nam - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng - cho biết 1 xe cấp cứu của trung tâm này gặp tai nạn trên đường chở bệnh nhân đến bệnh viện.

Vụ tai nạn xảy ra vào trưa 24-8. Lúc này, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà nhận được tin ông Đ.V.V (SN 1946, ngụ quận Sơn Trà - là F1 đang cách ly tập trung tại Trường THCS Cao Thắng trên địa bàn quận) bị tai biến mạch máu não.

Trung tâm đã cử bác sĩ đến khu cách ly để thăm khám cho bệnh nhân. Tuy nhiên, do diễn tiến bệnh nặng nên bác sĩ đã quyết định điều xe cấp cứu của trung tâm chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đà Nẵng.

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe cấp cứu và xe của nhóm thiện nguyện

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe cấp cứu và xe của nhóm thiện nguyện

Trên đường đi, đến ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Quang Trung thuộc quận Hải Châu, TP Đà Nẵng thì xe cấp cứu nói trên va chạm với 1 ôtô của nhóm thiện nguyện. 

Sau va chạm, ông V. được đưa ngay vào Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng gần hiện trường để cấp cứu nhưng không qua khỏi. Kêt quả xét nghiệm SAR-CoV-2 cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Sau vụ tai nạn, tài xế và bác sĩ bị trầy xước nhẹ. Riêng nữ điều dưỡng ngồi cùng với bệnh nhân đã bị thương nặng, đang được điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Công an TP HCM không cấp trực tiếp giấy đi đường

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP HCM cho biết như vậy tại buổi họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM vào chiều 24-8.

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP HCM cung cấp thông tin tại buổi họp báo

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP HCM cung cấp thông tin tại buổi họp báo

Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, UBND TP giao Công an TP làm đầu mối in và quản lý cấp giấy đi đường cho các lực lượng theo nhóm được phép lưu thông của TP. Tuy nhiên, nhiều đơn vị đã hiểu sai. Công an TP được giao in và cấp giấy đi đường về các đơn vị đầu mối theo văn bản của UBND TP về quy định 17 nhóm đối tượng thẩm quyền được cấp. Đơn vị đó vẫn là đơn vị đầu mối tập hợp và báo về Công an TP danh sách, số lượng, và Công an TP sẽ cấp in và cấp ngược lại cho đơn vị chủ quản và các đơn vị chủ quản có trách nhiệm cấp cho cán bộ, công nhân viên và doanh nghiệp, các đơn vị quản lý.

"Công an TP không trực tiếp cấp giấy đi đường mà chỉ được giao in, quản lý cấp giấy. Chỉ quản lý được lượng giấy cấp ra bao nhiêu, cấp cho đơn vị nào, trong giấy có quy định một số nội dung về kỹ thuật để quản lý và có mã QR code để người sử dụng quét và khai báo thông tin về cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư" - Thượng tá Lê Mạnh Hà thông tin.

Theo ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, việc cấp giấy đi đường là một trong những thao tác để góp phần cho việc thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội. Công an TP là cơ quan được đặt nhiệm vụ in giấy đi đường, còn việc giải quyết của cơ quan chủ quản trên cơ sở danh sách đăng ký. Tuy nhiên, ông Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng việc cấp giấy đi đường gặp khá nhiều thông tin từ các cơ quan phản ánh. Tỉ lệ nhận giấy đi đường còn khá khiêm tốn, trong đó có các cơ quan báo chí.

"Công an TP HCM và đơn vị trực tiếp nhận nhiệm vụ cần khẩn trương hơn và có sự xem xét đặc thù, cân đối tỉ lệ hợp lý trong việc cấp giấy đi đường; không thể thả dạt, cào bằng nhưng cũng cần xem xét để tạo điều kiện cho các đơn vị làm nhiệm vụ tốt" - ông Phan Nguyễn Như Khuê nhấn mạnh.

Lộc phụ hồ vượt mặt đại gia Phương Hằng lại phá kỷ lục, hé lộ ngôi nhà khang trang
Trong buổi livestream mới nhất vào tối qua (25/8), Lộc Fuho tiếp tục phá kỷ lục với hơn 300.000 lượt xem cùng lúc trên Facebook. 

Tin tức 24h

HÀ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h