Mấy ngày vừa qua, một tài khoản facebook đăng tin có 300 tù nhân chết đuối do lũ quét vừa qua. Thông tin ngay lập tức được lan truyền gây xôn xao dư luận.
Sáng 16/10, một tài khoản mạng xã hội Facebook đăng tải thông tin gần 300 tù nhân tại Trại giam số 5, thuộc Tổng cục 8 (đóng tại thị trấn Thống Nhất, Yên Định, Thanh Hóa) chết đuối do lũ quét.
Một tài khoản khác cũng đăng tải thông tin 700 tù nhân ở Trại giam số 5 mắc kẹt trong buồng giam ngập nước mà không được di tản.
Thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội khiến dư luận hoang mang.
Chỉ sau một thời gian ngắn, những thông tin trên đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, gây xôn xao dư luận.
Liên quan đến thông tin trên, sáng 18/10, ông Lê Văn Cứu, Giám thị Trại giam số 5 khẳng định những thông tin nêu trên là bịa đặt.
"Liên quan sinh mạng một con người thì không ai giấu đi đâu được cả. Một sinh mạng con người mà chết thì cơ quan chức năng phải điều tra. Còn gia đình thân nhân người ta nữa, làm sao mà giấu được. 300 phạm nhân thì càng không bao giờ có”, ông Cứu khẳng định.
Tin đồn 700 tù nhân bị mắc kẹt trong mưa lũ mà không được di tản.
Ông Cứu cũng cho biết thêm, đợt mưa lũ tuần vừa trước đã khiến mực nước sông Hép dâng cao ngập buồng giam. Tại 2 phân trại của trại giam có 700 phạm nhân bị cô lập. Tuy nhiên, cán bộ trại đã phải di chuyển các phạm nhân lên gác 2 để đảm bảo an toàn. Hàng ngày, cán bộ dùng cano để tiếp cơm, nước cho các phạm nhân.
Hiện nay, nước tại một số khu vực bị ngập trong khuôn viên Trạm giam số 5 đã rút, lối vào các phân trại, buồng giam đã khô ráo. Cán bộ trại giam phối hợp với các ngành chức năng đã tiến hành xử lý môi trường sau lũ. Gần 6.000 con lợn chết của Công ty Thái Dương vừa qua cũng đã được lực lượng chức năng xử lý, tiêu hủy xong đồng thời tiêu độc, khử trùng môi trường.
Vào những ngày nước lũ dâng cao, cán bộ Trại giam số 5 đã dùng cano để đưa cơm, nước cho phạm nhân.
Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, với hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng (điểm a, khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP). Tại điểm g, khoản 3, Điều 66 “Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin”, Nghị định này cũng quy định: Xử phạt từ 10 triệu đồng đến triệu đồng đối với hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Việc đưa các tin đồn gây thất thiệt cũng có thể bị xử lý hình sự, tùy vào mức độ vi phạm. Theo Điều 122, Bộ luật Hình sự 1999, người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến 7 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với nhiều người; Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; Đối với người thi hành công vụ; Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm. |
>> XEM THÊM: Đường về của cô gái mang trọng tội với em trai mong được cha tha thứ