Trung Quốc có một nền ẩm thực đa dạng và cũng là nơi sinh ra những đặc sản ghê rợn khiến bất kỳ ai cũng phải "khóc thét" khi chứng kiến. Một trong số đó là món chuột bao tử sống (còn gọi là San Zhi Er - “3 tiếng thét”).
Món ăn giúp Từ Hy Thái Hậu mê hoặc người tình trẻ
Theo sử sách Trung Hoa, khi đã đến cái tuổi “thấp thập cổ lai hy”, Từ Hy Thái Hậu đã có mối tình say đắm với tình Edmund Backhous. Năm đó, vị thái hậu đã 67 tuổi và Edmund mới chỉ 29 xuân xanh.
Mặc dù chênh nhau hàng chục tuổi nhưng Từ Hy luôn tỏ ra vô cùng sung mãn trong chuyện chăn gối. Một trong những bí quyết Từ Hy là thường xuyên sử dụng món ăn được ví như tinh hoa của trời để cải lão hoàn đồng, bổ thận tráng dương và tăng cường sức khỏe cho mỗi cuộc mây mưa, không gì khác chính là chuột bao tử sống.
Nguồn gốc tên gọi “3 tiếng chít”
Thực khách sẽ dùng một đôi đũa sắt được làm nóng và gắp con chuột còn sống lên. Chúng sẽ hoảng sợ và kêu lên tiếng “chít” đầu tiên. Tiếng “chít” thứ 2 là khi chuột được chấm vào nước tương. Và tiếng “chít” cuối cùng là khi những chú chuột được bỏ vào miệng thực khách. Toàn bộ quá trình này có 3 lần chuột con kêu "chít chít" nên món ăn mới có tên như vậy.
Nhiều người kinh hãi khi chứng kiến cảnh ăn tươi nuốt sống những con chuột đỏ hỏn, thậm chí là ngất đi. Món ăn này được đánh giá là quá tàn nhẫn và kinh dị nhất thế giới.
Chuột bao tử sống được nuôi như thế nào?
Người ta sẽ lựa chọn những con chuột đồng mập béo và sạch sẽ ở Dương Châu - vùng đất sản xuất loại gạo ngon nhất lục địa - và mang về nuôi bằng ngũ cốc trộn sâm, nhung và nhiều vị thuốc quý khác.
Khi những con chuột này đẻ con, người ta tiếp tục nuôi chuột con cũng bằng những đồ ăn tương tự. Đến thế hệ thứ 3, những con chuột mới được sử dụng làm món ăn khi đã chứa đầy thuốc bổ trong xương thịt, da dẻ đỏ tươi, lông trắng mịn.
Cách chế biến hoa mỹ
Những con chuột bổ dưỡng phải được mang lên bàn tiệc ngay khi còn chưa mở mắt. Trước đó, chúng sẽ được nhúng vào một cái bát đựng đầy nước sốt bao gồm mật ong nguyên chất trộn với sâm, nhung, thuốc bổ thận để uống mật đến căng bụng mà không chết.
Ở khu vực Quảng Đông, San Zhi Er thường được cho thêm mật ong, một số khu vực khác lại cho gia vị mặn. Tùy theo yêu cầu của thực khách mà phần gia vị sẽ được nêm nếm một cách linh động. Đầu bếp sẽ dùng một chiếc đũa đầu dẹp gạt đuôi chuột vắt trên miệng chén còn thân chuột sẽ chìm dưới lớp mật, bụng vẫn còn thoi thóp thở. Về cơ bản, sau khi hoàn tất bước "trộn gia vị" là thực khách đã có thể thưởng thức ngay món đặc sản này bằng một miếng ngấu nghiến.
Đặc sản này có tác dụng gì?
Theo Đông y cổ Trung Quốc, thịt chuột đồng có vị ngọt chát, tính hơi ấm, không độc, tác dụng hàn thương, liền xương nên thường được dùng để chữa trị cơ thể suy nhược, trẻ em cam tích, các vết thương, vết bỏng, gãy xương, đau lưng, nhức mỏi.
Ngày nay, không ít người vẫn cho rằng những món ăn được làm từ bào thai hoặc con vật mới sinh có tác dụng lớn trong việc tăng cường sinh lực cho cả nam và nữ.
Bên cạnh món chuột bao tử sống, người Trung Quốc còn sử dụng chuột bao tử làm nguyên liệu để chế biến thành các món ăn khác như lẩu chuột bao tử, rượu ngâm chuột bao tử... để "bổ thận, tráng dương" và tăng cường khả năng sinh lý.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh cáo về nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như dịch hạch, sốt vàng và nhiều căn bệnh khác. Chính vì thế, món ăn này đã được hạn chế và không còn phổ biến như trước.