Vì sao thu nhập rất cao nhưng người làm trong lĩnh vực được coi là "vua nghề" lại liên tục nhảy việc?

Ngày 14/06/2024 10:30 AM (GMT+7)

Một lập trình viên có thể không “nhảy việc” trong 5-10 năm không?

Vì sao thu nhập rất cao nhưng người làm trong lĩnh vực được coi là amp;#34;vua nghềamp;#34; lại liên tục nhảy việc? - 1

Nói chung, việc lập trình viên không thay đổi công việc trong 5-10 năm là tương đối hiếm. Hầu hết các lập trình viên có kinh nghiệm sẽ chuyển việc. Ngoài ra, bản thân các công ty công nghệ còn thiếu ổn định nên khả năng lập trình viên không thay đổi công việc trong 5 năm là tương đối thấp.

Đầu tiên là vấn đề tăng lương. Trong giai đoạn đầu sự nghiệp của một lập trình viên, nhảy việc thường là một cách rất phổ biến để đạt được mức tăng lương mong muốn. Nếu một lập trình viên không thay đổi công việc trong 5-10 năm, họ có thể bỏ lỡ một số cơ hội với mức lương cao hơn. Tất nhiên, việc tăng lương không chỉ phụ thuộc vào việc nhảy việc, ở giai đoạn giữa và cuối của sự nghiệp, kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân của lập trình viên càng quan trọng hơn.

Ngoài ra, ngành công nghệ đang phát triển rất nhanh. Các ngôn ngữ, framework và công nghệ lập trình mới không ngừng xuất hiện, điều này đặt ra yêu cầu cao hơn về khả năng đổi mới và phát triển của lập trình viên. Nếu một lập trình viên không thay đổi công việc trong một thời gian dài thì hoàn toàn có thể bỏ lỡ cơ hội học hỏi các công nghệ mới, từ đó dẫn đến việc cập nhật kỹ năng chậm hơn. 

Nếu không có mong muốn thay đổi môi trường làm việc mới trong thời gian dài thì khó để tự phát triển bản thân, cuối cùng còn có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của họ tại nơi làm việc. 

Ưu điểm của việc nhảy việc là có thể mang lại nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp khác nhau, chẳng hạn như vị trí cấp cao hơn, nhiều trách nhiệm và thách thức hơn...

Nếu lập trình viên không thay đổi công việc trong một thời gian dài, họ sẽ chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh trong nội bộ công ty, điều đó khiến sự phát triển nghề nghiệp bị hạn chế ở một mức độ nhất định. Mặc dù họ có thể phấn đấu để thăng tiến trong công ty nhưng điều đó tương đối khó khăn.

Nếu một trình viên không nhảy việc trong 5 năm. Ưu điểm lớn nhất tất nhiên là sự ổn định. Nhìn chung, với nhu cầu thị trường và môi trường làm việc ngày nay, sự ổn định rõ ràng cũng rất quan trọng. Làm việc tại một công ty trong thời gian dài có thể tích lũy được kinh nghiệm làm việc phong phú và sự quen thuộc với các mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty. Đây cũng là một lợi thế cho các lập trình viên, giúp họ có được những vị trí tốt, mức lương hấp dẫn và cơ hội phát triển trong tương lai. 

Ngày nay, nhiều lập trình viên phải đối mặt với vấn đề làm thêm giờ và thức khuya kéo dài. Cộng với đặc tính của các công ty công nghệ, nếu lập trình viên có thể kiên trì không thay đổi công việc trong 5 năm cũng đồng nghĩa với việc công ty đó phải thật vững mạnh.

Đối với các lập trình viên, nếu họ kiên quyết không thay đổi công việc trong 5 năm, về cơ bản họ sẽ phải trở thành một nhân vật “chủ chốt” trong công ty. Một số lập trình viên muốn có cơ hội thăng tiến và tăng lương bằng cách nhảy việc. Ngược lại một số lập trình viên sẽ cố gắng làm việc trong một công ty lâu dài và đạt được thành công, đóng góp lớn cho công ty của họ. Mặc dù con đường có thể khác nhau nhưng kết quả cuối cùng đạt được có thể giống nhau. 

Nữ phó giám đốc đầu tiên của Đại học Quốc gia TP HCM
GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, 50 tuổi, trở thành nữ phó giám đốc đầu tiên trong lịch sử Đại học Quốc gia TP HCM, theo quyết định ngày 12/6 của Thủ...

Giáo dục

Theo Hà Vân
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện nghề