'Việt Nam sẽ gánh hậu quả nếu tiêm chủng thấp'

Ngày 23/02/2014 20:41 PM (GMT+7)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, dịch sởi bùng phát năm nay là một minh chứng nếu không thực hiện tốt việc tiêm chủng, một vài năm tới VN sẽ gánh hậu quả là nhiều dịch bệnh bùng phát nguy hiểm.

Tại hội nghị trực tuyến phòng chống dịch cúm gia cầm ở người và dịch sởi do Bộ Y tế tổ chức sáng ngày 23/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết,  nguyên nhân năm nay dịch bùng phát là theo chu kỳ 3-5 năm, kể cả nước tiêm chủng cao thì vẫn rải rác quay lại. Nguyên nhân thứ 2 là người dân không đi tiêm.

“Tỷ lệ tiêm chủng của cả tỉnh cao, nhưng một số xã không cao. Dịch sởi có khả năng lây lan mạnh nên khi miễn dịch trong cộng đồng không đủ dịch không chỉ xuất hiện tại các tỉnh miền núi phía Bắc mà cả ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM".

“Những sự cố đáng tiếc trong tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 và nhiều lý do khác nữa khiến tỷ lệ tiêm chủng trong thời gian qua giảm đi. Chúng ta chưa thấy hậu quả ghê gớm của việc tiêm chủng thấp ngay bây giờ nhưng có thể một vài năm sau sẽ có hậu quả. Dịch sởi bùng phát năm nay là một minh chứng. Đây là vấn đề đặt ra hết sức nghiêm túc cho ngành y tế và cả hệ thống chính trị”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Để khống chế được dịch sởi, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, ngoài hình thức tiêm vắcxin tập trung, Bộ Y tế sẽ thành lập và duy trì tổ tiêm chủng di động đến tận nhà dân, nhất là vùng sâu vùng xa. Với cách làm nay, trước đây Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Cụ thể, theo Bộ trưởng, ngoài tiêm thường xuyên thì nên duy trì đội tiêm di động; đi ghe xuồng, đến từng ấp xã; gõ từng nhà, rà từng danh sách để không bỏ sót trẻ.

Bộ Y tế vừa ban hành kế hoạch tiêm vắcxin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắcxin sởi. Mục tiêu đặt là ra đạt tỷ lệ tiêm sởi trên 95%. Thời gian tiêm từ tháng 2 đến tháng 4, cho trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ. Dự kiến sẽ tiêm cho khoảng 200.000 trẻ

Theo đó, trạm y tế xã cần lập danh sách những trẻ cần được tiêm, kể cả trẻ vãng lai; đặc biệt chú trọng vùng sâu vùng xa, nơi giáp ranh và nơi có biến động dân cư. Cuối mỗi buổi tiêm cần rà soát hoạt động để kịp thời đưa ra kế hoạch tiêm bổ sung, đảm bảo không bỏ sót trẻ. 

#039;Việt Nam sẽ gánh hậu quả nếu tiêm chủng thấp#039; - 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, tiêm chủng thấp sẽ khiến nhiều dịch bệnh bùng phát như dịch sởi năm nay (Ảnh M.H)

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng nếu không thực hiện tốt việc tiêm chủng trong vài năm tới thì có VN sẽ phải gánh hậu quả nhiều dịch bệnh bùng phát nguy hiểm. Phó thủ tướng hoan nghênh và đồng ý với phương án lập các tổ tiêm chủng di động của Bộ Y tế. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý ngành y tế cũng cần phải có đội ứng cứu để xử lý ngay các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.

“Nếu không khám sàng lọc kỹ và có đội ứng cứu để xử lý ngay các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng sẽ dẫn tới sự mất niềm tin của người dân”, Phó thủ tướng chia sẻ.  

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, không có loại vắc xin nào tuyệt đối không có phản ứng sau tiêm chủng, không có một nền y tế của nước nào dù tiến bộ nhất mà không xảy ra những sự cố liên quan đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người dân, vấn đề là phải giảm một cách tối thiểu. Bộ Y tế cần tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể cho nhân dân và quan trọng nhất là tăng cường trách nhiệm của tất cả các cấp.

Sởi lây rất nhanh, là bệnh lành tính, chủ quan thì tử vong vẫn cao. Việt Nam đang trong giai đoạn khống chế bệnh sởi, phấn đấu loại trừ vào năm 2017 nên hàng năm vẫn còn các trường hợp mắc sởi. Từ cuối năm 2013 đến đầu năm nay, dịch sởi bùng phát mạnh tại VN, đã có 18 tỉnh, thành ghi nhận các ca mắc sởi, trong đó nhiều ca biến chứng nặng và tử vong.

Mai Hương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch sởi bùng phát