Vụ máy bay rơi: Sức khỏe 3 chiến sĩ bị thương đều xấu

Ngày 12/07/2014 21:06 PM (GMT+7)

Hiện tình trạng của 3 chiến sĩ bị thương trong vụ máy bay rơi ở Hòa Lạc đều đang rất nặng, trong đó có 1 chiến sĩ bị suy thận, phải dùng máy lọc thận.

Sáng 12/7, trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, GS.TS Lê Nam – nguyên Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia, một trong các thành viên của Hội đồng Hội chẩn liên viện trực tiếp tham gia điều trị cho 3 chiến sĩ hy sinh vụ máy bay rơi cho biết, hiện tình trạng của 3 chiến sĩ đều đang rất nặng, trong đó có 1 chiến sĩ bị suy thận, phải dùng máy lọc thận vài ngày nay.

Vụ máy bay rơi: Sức khỏe 3 chiến sĩ bị thương đều xấu - 1

Các chiến sĩ bị thương đang được điều trị tích cực tại phòng vô trùng cách ly.

“Dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quân y, tất cả các y bác sĩ giỏi nhất đang được chuy động để tích cực điều trị cho các chiến sĩ bị thương. Cho đến nay vẫn chưa thể nói trước được điều gì” – GS. TS Lê Nam cho biết.

Trước đó, đối với trường hợp của hai chiến sĩ là chiến sĩ Đinh Văn Dương (31 tuổi, quê Hà Nam) và Nguyễn Hoàng Anh (35 tuổi, quê Thái Bình), Hội đồng hội chẩn liên viện quyết định cắt bỏ các tổ chức hoại tử bỏng, tháo khớp gối không còn khả năng bảo tồn. 

Sau khi tháo bỏ khớp gối, hiện tình trạng sức khỏe của 2 chiến sĩ Dương và Anh đã tạm thời ổn định, nhưng dự đoán diễn biến khó lường bởi những tổn thương thứ phát rất khó lường, gây hoại tử, nhiễm trùng vết bỏng…

Trước đó, ngày 9/7, các chuyên gia đầu ngành của 7 bệnh viện lớn gồm: PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết (Giám đốc BV Việt Đức) cùng trưởng khoa Hồi sức cấp cứu; GS Ngô Quý Châu cùng PGS Đỗ Doãn Lợi (Phó giám đốc BV Bạch Mai) cùng trưởng khoa Điều trị tích cực; PGS.TS Nguyễn Gia Bình và các Giám đốc, chuyên gia đầu ngành của các Bệnh viện 103, 108, Bệnh viện Vinmec, Cục Quân y và Học viện Quân y.… đã thăm khám cho 3 chiến sĩ bị thương nặng, sau đó tổ chức buổi hội chẩn liên viện để đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng hỗ trợ Viện Bỏng Quốc gia 3 máy khử trùng để giữ vô trùng tuyệt đối trong phòng bệnh; huy động tất cả các giáo sư đầu ngành, sử dụng mọi kỹ thuật y tế tốt nhất, kể cả phương pháp ECMO (chạy tim phổi nhân tạo) nhằm cứu chữa cho các chiến sĩ và hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị này.

Theo Hoài Thu (Đời sống & Pháp luật)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin hot