Xúc động hình ảnh ấm áp tình người trong những ngày đầu giãn cách xã hội ở TP.HCM

Hữu Huy - Ngày 02/06/2021 07:00 AM (GMT+7)

Hàng quán vắng khách, phố xá lác đác người đi lại. Những ngày qua, cuộc sống của những người bán vé số, người lao động nghèo ở TP.HCM đã gặp không ít khó khăn.

Chuyện về cô thanh niên xung phong

Ngày 1/6, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một nữ thanh niên xung phong đang đút cho một người phụ nữ tật nguyền bán bé số. Hình ảnh đẹp này khiến nhiều người không ngớt lời khen ngợi.

Xúc động hình ảnh ấm áp tình người trong những ngày đầu giãn cách xã hội ở TP.HCM - 2

Hình ảnh nữ thanh niên xung phong ở TP.HCM đút cho một phụ nữ bán vé số tật nguyền ăn đang nhận được nhiều lời khen từ cộng động mạng. Ảnh: Hà Tiên

Theo chia sẻ của người đăng tải bức ảnh, sáng ngày đầu tiên TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, tại góc đường Võ Thị Sáu - Hai Bà Trưng (phường Tân Định, quận 1), nhiều người đi đường thấy một nữ thanh niên xung phong đang đút cho một phụ nữ bán vé số tật nguyền ăn.

Khi thấy bà bán vé số đói lả vì chưa ăn sáng, cô thanh niên xung phong đang điều tiết giao thông tại đây đã mua giúp phần ăn và bón từng muỗng cho người phụ nữ không may mắn. Giữa mùa đại dịch, trông thấy hình ảnh này trên đường, chắc chắn ai cũng cảm thấy ấm lòng.

 “Xin gửi lời cảm ơn đến cô thanh niên xung phong. Sài Gòn hào sảng, TP.HCM nghĩa tình, người Sài Gòn là vậy đó, thật ấm áp làm sao!”, chị Nguyễn Khánh Phương – Người dùng mạng xã hội bình luận.

Hộp cơm tên tay người đàn ông lang thang

Tối 31/5, một người đàn ông sống lang thang ở khu vực cầu chữ Y (quận 8, TP.HCM) được nhận phần cơm từ tay người hảo tâm.

Vừa trao phần cơm cho người đàn ông, anh Lê Phong (ngụ quận 8, TP.HCM) cho biết, người đàn ông này tên Tài, bị khờ khạo và sống lang thang hàng chục năm ở vỉa hè.

Xúc động hình ảnh ấm áp tình người trong những ngày đầu giãn cách xã hội ở TP.HCM - 3

Xúc động hình ảnh ấm áp tình người trong những ngày đầu giãn cách xã hội ở TP.HCM - 4

Anh Tài - Người sống lang thang hàng chục năm ở đường phố.

“Hơn nửa năm qua, tôi có phát cơm ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình quận 8 và hay gặp anh ấy đến xin cơm. Mấy ngày nay giãn cách xã hội, người ra đường ít đi. Hôm qua, không ai cho cơm, đói quá anh ấy có chạy đến quán ăn của chị tôi để xin đĩa mỳ xào. Nghe chị tôi kể lại, hôm qua anh ấy đói đến run tay”, anh Phong kể.

Theo anh Phong, hiện nay thành phố đang giãn cách xã hội để phòng dịch, do đó người dân ít ra đường. Đâu đó ở những góc nhỏ, vẫn còn nhiều người đang gặp khó khăn. Anh Tài là trường hợp điển hình, mấy ngày qua bữa đói, bữa no...

“Trạm cơm 0 đồng” ngày giãn cách xã hội

Chị Đỗ Thị Tưởng (ngụ quận 5, TP.HCM) cho biết, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở TP.HCM, hoạt động phát cơm miễn phí mang tên “Trạm cơm 0 đồng” do nhóm của chị thực hiện phía trước Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình quận 8 cũng bị gián đoạn, vì phải đảm bảo an toàn phòng dịch, không được tụ tập đông người.

Tuy nhiên, vì thương cảnh người lao động nghèo, người bán vé số và những người lang thang không có cơm ăn. “Trạm cơm  0 đồng” đã quyết định tìm cách tiếp tục phát cơm mà vẫn đảm bảo an toàn phòng ngừa dịch bệnh.

Xúc động hình ảnh ấm áp tình người trong những ngày đầu giãn cách xã hội ở TP.HCM - 5

Xúc động hình ảnh ấm áp tình người trong những ngày đầu giãn cách xã hội ở TP.HCM - 6

Xúc động hình ảnh ấm áp tình người trong những ngày đầu giãn cách xã hội ở TP.HCM - 7

“Trạm cơm  0 đồng” tiếp thêm sức cho người lao động nghèo và bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội.

Chị Tưởng chia sẻ: “Đa số những người bán vé số là người lao động nghèo. Bây giờ hàng quán không có khách, đường xá vắng vẻ thì họ biết bán cho ai? Thu nhập của họ sẽ giảm, bữa cơm của họ sẽ ảnh hưởng. Do đó, nhóm chúng tôi hy vọng rằng phần cơm 0 đồng sẽ giúp đỡ họ phần nào vượt qua lúc khó khăn”.

Chị Tưởng cho biết thêm, hiện tại nhóm cơm 0 đồng sẽ nấu cơm cùng thức ăn và gói thành từng phần. Khi đến phát cơm, sẽ thực hiện phát cho từng người và đảm bảo khoảng cách 2 mét, cũng như không tụ tập quá 5 người theo quy định.

Chàng trai ngất xỉu khi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19: Biết mình vào tâm dịch, mẹ khóc mấy ngày trời
Sau 4 tiếng làm việc liên tục dưới cái nắng oi ả, Trung Anh ngất xỉu vì kiệt sức - hình ảnh ấy đã chạm vào trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam...
Hữu Huy
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h