Mặc dù là ngày trọng đại nhất trong cuộc đời của một cô gái nhưng đối với Nasoin Akhter thì ngày cưới lại không còn gì đau khổ hơn.
Thông tin từ Daily Mail, khi mới 15 tuổi, cô bé Nasoin Akhter ở Manikganj, Bangladesh đã bị gia đình ép phải kết hôn với một người đàn ông 32 tuổi.
Cô dâu trẻ Nasoin Akhter trông vô cùng u sầu vào ngày trọng đại của mình.
Theo những bức ảnh được chụp tại lễ cưới ở Manikganj, gần thủ đô Dhaka cho thấy, cô dâu trẻ trông hoàn toàn tuyệt vọng, thậm chí đôi lúc ánh mắt cô đầy vẻ sợ hãi.
Nasoin Akhter đang được người thân tắm rửa trước lễ cưới. Chồng của Nasoin Akhter là một người đàn ông 32 tuổi, hơn cô dâu đến 17 tuổi.
Nasoin Akhter đang được trang điểm trước lễ cưới.
Người thân đang giúp Nasoin Akhter mặc trang phục truyền thống của cô dâu.
Nasoin Akhter mang vẻ mặt buồn bã khi chụp ảnh cùng người chồng là Mohammad Hasamur Rahman.
Nasion không phải là trường hợp duy nhất phải kết hôn sớm ở Bangladesh, một quốc gia có tỷ lệ tảo hôn cao nhất thế giới. Một số liệu thống kê hồi đầu năm nay cho thấy, có đến 29% nữ giới ở quốc gia này phải kết hôn trước tuổi 15, tỷ lệ này ở độ tuổi 18 là 65%.
Sau lễ cưới, Nasoin được người thân đưa ra xe để về nhà chồng.
Sự chênh lệch tuổi tác giữa các cặp vợ chồng cũng là một yếu tố dẫn đến nạn bạo hành gia đình và lạm dụng tình dục.
Được biết, nguyên nhân chính của tình trạng tảo hôn xuất phát từ truyền thống văn hóa và tình trạng nghèo đói. Gia đình của các cô dâu nhỏ tuổi sẽ không bị yêu cầu nhiều của hồi môn, về mặt kinh tế thì của hồi môn chính là một gánh nặng đối với những gia đình khó khăn.
Hơn nữa, các bậc cha mẹ tin rằng kết hôn sớm có thể bảo vệ cô gái họ khỏi bị tấn công và quấy rối tình dục.
Khách mời ăn mừng sau khi đám cưới của Nasoin Akhter 15 tuổi và Mohammad Hasamur Rahman.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự khác biệt tuổi tác là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bạo lực và lạm dụng tình dục trong hôn nhân. Đồng thời, cũng gây ra những tác hại nặng nề đối với phụ nữ, đặc biệt, tình trạng mang thai ở độ tuổi từ 15 đến 20 dẫn đến khả năng tử vong khi sinh nở cao gấp 2 lần so với mang thai ở độ tuổi lớn hơn. Nguy cơ này cao gấp 5 lần đối với các em gái mang thai khi chưa tròn 15 tuổi.
Theo Acid Survivors Foundation ở Bangladesh, gần như tất cả các cuộc tấn công đã được trên phụ nữ hoặc trẻ em gái, trong khi nhiều người trong số các nạn nhân dưới 18 tuổi. Lý do chính dẫn tới bạo lực là của hồi môn, từ chối đề nghị tình yêu, hoặc tranh chấp đất đai.