Khi bạn và chồng làm tốt vai trò của mình, tạo ra sự bình đẳng, hôn nhân sẽ bền vững hơn việc bạn ôm hết mọi thứ vì mình. Dù yêu chồng đến mấy, bạn cũng không nên tự biến mình thành ô sin cho anh ấy.
Bạn yêu chồng, đó là một điều tốt và cần phải có trong cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn phải làm mọi thứ cho anh ta. Khi nói đến hôn nhân, nó cần phải có sự dung hòa giữa nhu cầu, mong muốn và vai trò. Nếu bạn tự mình làm hết mọi chuyện, bạn sẽ phá vỡ sự cân bằng đó, phá vỡ cả hạnh phúc gia đình.
Khi bạn và chồng làm tốt vai trò của mình, tạo ra sự bình đẳng, hôn nhân sẽ bền vững hơn việc bạn ôm hết mọi thứ vì mình. Dù yêu chồng đến mấy, bạn cũng không nên tự biến mình thành ô sin cho anh ấy.
Dưới đây là một số biểu hiện chứng tỏ bạn đang tự làm khổ mình mà nhiều khi chính bạn cũng không nhận ra:
Dù bận rộn cũng không để chồng phải làm bất cứ điều gì
Mặc dù bạn đang bận rộn với công việc của riêng mình nhưng bạn không để chồng phải làm bất cứ điều gì. Ngay cả khi bạn bị bệnh, bị ốm, bạn làm tất cả các công việc gia đình và cho phép anh ấy nghỉ ngơi.
(Ảnh minh họa)
Yêu thương chồng là một điều tốt nhưng nếu bạn làm tất cả mọi thứ và không để chồng phải động tay, động chân vào việc nhà, bạn đang tạo ra một sai lầm. Nó truyền đi một thông điệp rằng bạn không có bất cứ sự kì vọng, mong đợi nào ở chồng.
Tạo cho chồng thói quen lười biếng
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, nếu một người làm việc quá sức, người kia sẽ trở nên lười biếng. Vì vậy, tốt hơn là nói thẳng những mong đợi của bạn với chồng.
(Ảnh minh họa)
Bạn không cần phải làm phiền hay cằn nhằn anh ấy tối ngày về việc dọn dẹp nhà cửa, nhưng chí ít, cần phải đảm bảo rằng anh ấy phải đóng góp công sức vào việc chăm chút cho tổ ấm của hai người.
Sửa chữa những sai lầm của mình bằng việc làm hết mọi việc trong nhà
Trong một cuộc tranh luận, anh ấy mang những sai lầm trong quá khứ của bạn ra để chỉ trích. Bạn âm thầm khóc. Sau đó bạn cố gắng chuộc lỗi bằng việc làm hết mọi việc cho chồng. Đó không phải là một cách làm đúng đắn.
(Ảnh minh họa)
Cả hai cần phải đi đến một thỏa thuận rằng, những sai lầm trong quá khứ là điều không thể thay đổi được, vì thế cần quên đi chứ không phải bắt vợ phải sửa sai bằng việc biến mình thành ô sin trong hiện tại.
Cung cấp cho anh ta mọi thông tin bí mật nhưng không có điều ngược lại
Trong khi tất cả những vấn đề riêng tư của bạn như mật khẩu facebook, tài khoản mạng, thẻ ngân hàng… chồng bạn đều đòi được biết thì đổi lại, mọi thứ thuộc về anh ấy bạn hoàn toàn… mờ tịt.
(Ảnh minh họa)
Chúng ta không giấu giếm, che đập nhưng cần phải có sự công bằng trong việc này. Nếu đủ sự tin tưởng, chồng của bạn cũng cần phải sẻ chia những bí mật của anh ấy với vợ chứ không phải có quyền kiểm soát bạn như thế.
Chồng thoải mái đi nhậu nhẹt và bạn luôn phải đợi cơm
Bạn chuẩn bị một bữa tối ấm cúng, đầy đủ các món ăn mà anh ấy thích nhưng lại luôn phải ở trong trạng thái chờ đợi chồng đi nhậu với bạn bè. Bạn không dám kêu ca phàn nàn vì nghĩ rằng chồng cần phải có những mối quan hệ xã giao ngoài xã hội. Tư tưởng đó là sai lầm.
(Ảnh minh họa)
Khi đã có gia đình, vợ con là điều quan trọng nhất. Anh ấy không cần phải từ bỏ bạn bè của mình nhưng không nên bỏ mặc những người thân yêu phải chờ đợi chỉ vì những cuộc vui đó. Hãy đưa ra một con số nhất định cho tiệc tùng mà chồng bạn nên tham gia chứ không phải cứ im lặng và chờ chồng như thế.
Khống chế, quản lý tiền bạc
(Ảnh minh họa)
Nếu anh ấy khống chế, quản lý mọi chi tiêu, tiền bạc của bạn mà bạn vẫn cam chịu, đó là bạn đang tự làm khổ mình. Hai vợ chồng cần ngồi lại và đi tới một thỏa thuận chung về vấn đề kinh tế, nếu không nó sẽ trở thành một mối hại lớn cho hôn nhân.
Chăm sóc con cái không phải chỉ là việc của vợ
(Ảnh minh họa)
Con là con chung, anh ấy cũng là bố của đứa bé. Do đó, đừng bao giờ mặc định chuyện chăm con là của mình và chồng không cần phải quan tâm. Bằng cách đó bạn đang tự làm cho mình khổ và con thiếu đi sự quan tâm của người cha.