Ở Ấn Độ, các cô dâu phải tổ chức một lễ cưới giả trước khi kết hôn với chồng để cả hai được chung sống đến đầu bạc răng long.
10. Lễ khóc của người Tujia, Trung Quốc
Người Tujia ở Trung Quốc chuẩn bị cho đám cưới 30 ngày trước bằng cách khóc. Cô dâu mất khoảng một giờ mỗi ngày để khóc. 10 ngày sau, mẹ khóc cùng, và 10 ngày sau đó, bà khóc cùng, và tiếp tục cho đến khi tất cả các phụ nữ trong gia đình cùng khóc hàng ngày trong một giờ. Thật may mắn chúng không phải là nỗi buồn mà mang ý nghĩa như là biểu hiện của niềm vui và tình yêu sâu sắc. Bởi vì khi phụ nữ khóc, họ phát ra những giai điệu khác nhau, tiếng khóc được thu lại sẽ trầm bổng, ngắn dài gần giống như một bài hát.
9. Tục lệ hôn của người Thụy Điển
Không chỉ là nụ hôn giữa cô dâu và chú rể, thực tế là các vị khách có thể hôn cô dâu hoặc chú rể. Tại lễ cưới, chú rể sẽ biến mất và sau đó tất cả những người đàn ông chưa kết hôn được phép hôn cô dâu. Cũng vậy với chú rể và khách nữ nếu cô dâu rời khỏi phòng.
8. Nhổ nước bọt vào cô dâu ở Kenya
Một trong những nghi thức cưới kỳ lạ nhất của ở Massai, Kenya là việc đầu cô dâu được cạo sạch và bôi mỡ cừu lên trên. Cha của cô dâu chúc lành cho con gái mình bằng cách nhổ nước bọt vào đầu và ngực. Ở Massai, việc nhổ nước bọt được cho là mang lại may mắn và tiền bạc. Sau đó cô ấy rời khỏi nhà với chồng và không quay đầu nhìn lại vì sợ biến thành hòn đá. Người chồng không ở nhà hai ngày tiếp theo và mẹ chồng sẽ cạo đầu con dầu. Điều này bắt đầu lễ cưới tuyên bố họ là chồng và vợ suốt đời.
7. Nghi thức Kumbh Vivah ở Ấn Độ
Kumbh Vivah là một trong những nghi thức tuyệt vời nhất trong tâm linh Ấn Độ. Nghi lễ được thực hiện khi người đàn ông và phụ nữ có Manglik Dosh. Đây là một đám cưới giữa một Mangalik và một bức tượng Vishnu hoặc một cây bồ đề hoặc cây chuối. Ở một số khu vực, Kumbh vivah là một cuộc hôn nhân tưởng tượng của cô gái với một bình nước.
Theo một số nhà chiêm tinh Ấn Độ, Mangalik Dosha tác động tiêu cực đến cuộc sống hôn nhân, gây căng thẳng và đôi khi cái chết bất ngờ của một trong hai người. Để hóa giải, Kumbh Vivah cần được tổ chức đám cưới. Đám cưới của Kumbh Vivah cũng giống như một đám cưới bình thường. cô gái có Manglik Dosh phải mặc trang phục và buộc dây tơ hồng. Cha mẹ cũng thực hiện tất cả mọi nghi thức giống như một đám cưới của người Hindi. Sau đó, cô gái phải thay quần áo, tháo sợi tơ chồng và buộc vào một chiếc bình đựng đầy bùn, rồi người ta thả chiếc bình này xuống sông mà không để ai biết. Như vậy vận đen đã được hóa giải và cô dâu có thể làm đám cưới chính thức với chồng. Nữ diễn viên Bollywood Aishwarya Rai đã có một cuộc hôn nhân như vậy với một cái cây trước khi kết hôn với chồng, Abhishek.
6. Đánh vào chân của chú rể ở Hàn Quốc
Nghi lễ "đánh vào bàn chân của chú rể" kỳ lạ này diễn ra sau đám cưới ở Hàn Quốc. Bạn bè sẽ cởi giày cho chú rể, rồi lấy dây buộc 2 chân lại, sau đó dùng roi hoặc cá corvine phơi khô đánh vào lòng bàn chân. Hành động này để làm cho chú rể sung sức hơn trước đêm động phòng. Nó có thể đau đớn nhưng mang tính chất vui vẻ hơn là tàn nhẫn. Ngoài ra, trong khi bị đánh vào chân, chú rể thường được hỏi những câu hỏi thú vị. Lễ nghi vui nhộn này giữ một vị trí quan trọng trong văn hoá đám cưới Hàn Quốc.
5. Vác cô dâu qua cửa
Truyền thống mang cô dâu qua ngưỡng cửa không phải là một truyền thống mới. Đây là phong tục có từ nhiều thế kỷ trước. Một số lý thuyết cho rằng nó bắt nguồn vào thời trung cổ ở châu Âu, người ta tin rằng cô dâu dễ bị tà ma nhập qua mắt cá chân. Để tránh điều này, chú rể sẽ bế cô dâu vào nhà. Một số nơi khác thì nghĩ rằng cô dâu sẽ luyến tiếc khi phải rời ngôi nhà của mình nên phải bị "vác" đến nhà chú rể.
4. Kết hôn với động vật ở Ấn Độ
Ở một số vùng tại Ấn Độ, người ta tin rằng ma quỷ có thể nhập vào một số người, đặc biệt là những cô bé sinh ra đã có răng, hoặc những cô gái có gương mặt xấu xí. Cách duy nhất để phá vỡ lời nguyền lạ thường này là cho cô cưới một con vật, thường là dê hoặc chó. Đây sẽ là một lễ cưới xa hoa với rượu và đồ uống.
3. Bôi bẩn cô dâu ở Scotland
Đây là truyền thống lâu đời ở Scotland. Trước khi đón cô dâu về nhà chồng, người nhà chú rể sẽ ném đủ các thứ như bột mì, sữa hỏng, đồ ăn thừa hay những thứ bốc mùi vào người cô dâu. Chú rể và cô dâu còn bị đổ nước mật đường, bột mì hay bôi nhọ nồi để xua đổi những điều xấu.
2. Bắt cóc cô dâu
Tục lệ này có tên gọi “Kyz ala kachuu”, nghĩa là “bắt cóc cô dâu chạy trốn”. Chú rể cùng bạn bè, người thân bắt cóc cô gái mà anh ta muốn lấy làm vợ. Họ đưa cô gái về nhà nhốt lại cho tới khi cô gái quàng một chiếc khăn của phụ nữ có chồng để thể hiện sự đồng ý. Phong tục này vẫn diễn ra ở một số nước như Romani và Kyrgyzstan.
1. Khách trả tiền khiêu vũ với cô dâu
Truyền thống này bắt nguồn từ Ba Lan trong những năm 1990. Các vị khách nam trả tiền để nhảy với cô dâu, khách nữ trả tiền để nhảy với chú rể. Trong buổi lễ, cô dâu nhảy với cha mình trong khi họ hàng cầm một chiếc tạp dề. Khách bỏ tiền vào tạp dề trước khi khiêu vũ cùng cô dâu.