Trẻ bị viêm họng nên sử dụng nước từ tỏi nướng và một số loại thảo dược khác.
Trong những ngày thời tiết mưa nắng bất chợt như hiện nay, rất nhiều trẻ nhỏ dễ mắc các căn bệnh về đường hô hấp như ho hay viêm họng. Đây chỉ là một bệnh lý rất đơn giản ở trẻ nhỏ nhưng cũng chính là khởi phát cho nhiều căn bệnh khác nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách.
Viêm họng ở trẻ nhỏ gây ra một số phản ứng như đau họng, rát họng dẫn đến cảm giác khó chịu, bé kén ăn, bỏ ăn, bé hay quấy khóc về đêm. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ nhỏ bị viêm họng cần vệ sinh sạch sẽ vùng họng, súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn. Ảnh minh họa
Khi thấy con viêm họng nhiều mẹ đã vội vàng cho con dùng thuốc. Điều này là chưa thực sự cần thiết bởi sức đề kháng cơ thể trẻ rất yếu, với những căn bệnh thông thường mà quá lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, sức đề kháng của cơ thể với những loại virus gây bệnh lại càng yếu kém hơn.
Theo các bác sĩ Nhi khoa, tình trạng viêm họng khởi phát ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể điều trị bằng một số phương pháp đơn giản, nhẹ nhàng hơn là thuốc.
Dưới đây là một số mẹo trị ho, viêm họng cho trẻ nhỏ rất dễ, mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà:
Tỏi nướng
Tỏi từ xưa luôn được coi là một loại gia vị rất tốt trong việc điều trị các căn bệnh về ho và viêm họng. Trong tỏi có chất allicin có tác dụng ức chế, tiêu diệt virus, vi khuẩn rất mạnh.
Nước tỏi nướng có chứa chất allicin có tác dụng ức chế, tiêu diệt virus, vi khuẩn rất mạnh.. Ảnh minh họa
Với trẻ nhỏ bị viêm họng mẹ có thể chuẩn bị 3-4 tép tỏi ta để nguyên vỏ và đem nướng lên.
Sau khi bóc hết lớp vỏ cháy mẹ cho tỏi và một cái chén nhỏ và thêm chút nước ấm nghiền nát. Lưu ý phải nghiền thật nát để chất allicin có thể tiết ra để phát huy tác dụng.
Sau khi nghiền nát tỏi nướng mẹ lấy phần nước tỏi đó cho con uống ngày 2 lần sáng và tối. Tỏi nướng không có vị cay và hăng như tỏi sống nên sẽ rất dễ thích hợp dùng cho các bé.
Lá húng chanh
Húng chanh là một loại rau thơm có tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm tốt cho việc điều trị viêm họng.
Lá húng chanh. Ảnh minh họa
Mẹ lấy 10 lá húng chanh và 3 quả quất còn xanh xay nhuyễn với nhau bằng máy xay sinh tố (có thể loại bỏ hạt chanh trước cho đỡ đắng) sau đó hấp cách thủy với đường phèn khoảng 20 phút. Ngày cho bé uống nước húng chanh 1-2 lần đến khi bé dứt viêm họng.
Lá hẹ + mật ong
Mật ong và lá hẹ là một bài thuốc được lưu truyền từ lâu trong dân gian có tác dụng điều trị viêm họng cho trẻ nhỏ. Chất kháng sinh tự nhiên có trong lá hẹ có thể làm tiêu đờm, giảm viêm họng.
Mật ong + lá hẹ là bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả. Ảnh minh họa
Cách làm: Cho 5-10 lá hẹ và đường phèn vào bát hấp cách thủy khoảng 10 phút, lấy nước lá hẹ mật ong đó cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa nhỏ.
Ngoài ra mẹ cũng có thể cho thêm quả quất non vào hấp cách thủy cùng để phát huy tác dụng được tốt hơn. Lưu ý mật ong chỉ nên dùng cho trẻ trên 1 tuổi, với trẻ nhỏ hơn cần sự tư vấn từ bác sĩ.
Nước rễ cây cam thảo
Nước rễ cây cam thảo có vị ngọt nhẹ thích hợp cho trẻ nhỏ. Ảnh minh họa
Rễ cây cam thảo có vị ngọt nhẹ rất thích hợp dùng cho trẻ nhỏ. Mẹ hãy mua rễ cây cam thảo và rửa sạch nấu nước uống để giảm tình trạng viêm họng cho con.
Gừng hoặc trà gừng
Gừng hoặc nước gừng đều rất tốt trong việc điều trị viêm họng cho trẻ nhỏ.
Dùng nước gừng đun sôi cho trẻ dùng để giảm tình trạng viêm họng. Ảnh minh họa
Cách làm: Đối với trẻ đã lớn mẹ có thể cho ăn gừng trực tiếp, ăn từng chút một. Với trẻ bé hơn thì băm nhỏ gừng, cho vào nồi nước sạch và đun sôi lên. Lấy phần nước trà gừng còn ấm nóng cho trẻ dùng đều đặn trong ngày để điều trị viêm họng.
Trên đây là một số mẹo điều trị viêm họng cho trẻ nhỏ, các mẹ có thể tham khảo và lưu vào cuốn sổ tay để dùng khi cần thiết. Chúc các mẹ thực hiện thành công!
Ths.Bs Đặng Huyền Nga (BV đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội) cho biết: Nguyên nhân gây ho có đờm là sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng làm cổ họng ngứa ngáy khó chịu và làm cản trở quá trình hô hấp của cơ thể. Khi đờm trong cổ họng tăng quá mức bình thường thì cơ thể xảy ra một phản xạ tự nhiên là ho - bật mở nắp thanh quản một cách mạnh mẽ để đẩy dị vật ra ngoài là đờm. |