Hãi hùng với "ổ vi khuẩn" trong chăn đắp, ít được vệ sinh có thể là nguồn gây bệnh cho cả nhà

Jieun - Ngày 13/12/2022 16:14 PM (GMT+7)

Bạn thường vùi mình vào chiếc chăn ấm êm nhưng không hay biết mình đang quấn lên người một ổ vi khuẩn gây bệnh. Dưới đây là những lý do bạn nên vệ sinh chăn thường xuyên để có một sức khỏe tốt và giấc ngủ chất lượng.

I. Điều gì sẽ xảy ra nếu không giặt chăn thường xuyên?

- Theo PGS. TS Nguyễn Đức Hoàng - GĐ Trung tâm Khoa học và Công nghệ sinh học, ĐH Khoa học tự nhiên, khi tiếp xúc với chăn, cơ thể thường để lại các chất bài tiết qua da như mồ hôi, tế bào chết, vi khuẩn từ da, tóc,… Bên cạnh đó, các bào tử vi sinh vật tồn tại trong không khí cũng có thể bám vào chăn. Tất cả những điều kiện đó sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

- Một nghiên cứu ở Mỹ phát hiện ra rằng: một trong những loại vi khuẩn xuất hiện nhiều nhất trên giường ngủ là Staphylococcus, bình thường không gây hại nhưng có một số chủng lại có thể gây bệnh như chủng Staphylococcus aureus. Khi cơ thể có vết thương hở sẽ bị chủng này xâm nhập gây nhiễm trùng da, xâm nhập đường hô hấp thì gây viêm phổi. Nếu tiếp xúc với mụn trứng cá, vi khuẩn sẽ khiến mụn sưng tấy lên. Không những thế, nó còn có thể gây viêm ngực, viêm tính mạch, viêm màng não, nhiễm trùng tiểu hoặc những bệnh khác như viêm xương tủy, viêm màng trong tim.

Hãi hùng với amp;#34;ổ vi khuẩnamp;#34; trong chăn đắp, ít được vệ sinh có thể là nguồn gây bệnh cho cả nhà - 1

- Có một loại vi khuẩn khác cũng thường xuất hiện trên giường ngủ là E.Coli, gây tiêu chảy và nhiễm trùng đường tiết niệu. Đặc biệt, nhóm vi khuẩn E. coli O157:H7 có thể sản sinh độc tố Shiga gây nôn mửa, đau bụng, sốt, mệt mỏi. Nếu không nhận biết sớm và cấp cứu kịp, nó có khả năng xâm nhập thận rồi phá hủy bộ phận này và khiến bệnh nhân qua đời.

- Có nhiều loại nấm mốc vô hại có thể phát triển trên giường ngủ mà chúng ta không biết. Cũng có loại có thể gây bệnh như nấm Candida albicans gây bệnh nấm miệng, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nấm men ở cơ quan sinh lý. Chúng có thể tồn tại trên vải suốt 1 tháng trời.

- Bên cạnh đó còn có Aspergillus spp có thể phát triển trong khoang phổi bằng cách kết hợp với các bạch hầu và cục máu đông, gây nên bệnh viêm phổi, nấm phổi, viêm xoang.

- Ngoài ra, còn có nấm mốc Cladosporium spp có khả năng gây dị ứng, hen suyễn và suy giảm hệ miễn dịch. Nếu không phát hiện và chữa, chúng sẽ khiến triệu chứng nghiêm trọng hơn và gây nên bệnh viêm tai, chảy máu mũi, đau khớp nhưng không sưng.

- Sau mỗi một năm, số lượng mạt bụi trên chăn có thể tăng lên hàng triệu con. Chúng ăn da chết mà cơ thể thải ra mỗi ngày. Với khoảng 14g da chết đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật này gia tăng về số lượng và chất lượng. Nếu hít phải phân của mạt bụi sẽ có nguy cơ bị hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp.

- Tiếp theo là rệp giường. Sinh vật này âm thầm hút máu đến 500 lần mà bạn chẳng hề hay biết. Rệp giường sẽ gây ra mẩn ngứa, dị ứng, lâu ngày là viêm da trầm trọng.

II. Bao lâu giặt chăn một lần?

Tùy thuộc vào chất liệu và thời gian bạn tiếp xúc với chăn mà tính toán tần suất làm sạch.

- Vỏ chăn: Là thứ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể nên cần vệ sinh chúng ít nhất 1 lần/tuần.

- Ruột chăn: Cần được giặt sạch 1 năm/lần.

III. Mẹo giặt chăn sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe tối ưu

1. Cách giặt chăn theo từng loại chất liệu

1.1. Chăn Cotton, Polyester

Hãi hùng với amp;#34;ổ vi khuẩnamp;#34; trong chăn đắp, ít được vệ sinh có thể là nguồn gây bệnh cho cả nhà - 2

Đây là loại chất liệu quen thuộc, dễ dùng và dễ làm sạch nên được sử dụng một cách phổ biến.

- Với chất liệu Cotton: Có thể sử dụng xà phòng trung tính hoặc có chứa kiềm, tránh những loại xà phòng tổng hợp có cả chất tẩy rửa, làm trắng vì nếu bị lưu lại trên vải, khi tiếp xúc với cơ thể sẽ gây tình trạng ngứa, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

- Với chất liệu Polyester (hay nilon): Chất liệu này có tính nóng, không nhăn, bai hay xù, so với các loại vải thì không bị co rút. Tuy nhiên, loại vải này lại tạo ra nếp nhăn vĩnh viễn khi sấy nóng nên cần làm khô ở nhiệt độ bình thường hoặc thấp để đảm bảo chất lượng vải.

1.2. Chăn Modal

Nên sử dụng nước lạnh trong lần giặt chăn đầu tiên để ổn định màu trên sản phẩm. Vải Modal không được giặt khô hoặc là hơi, cũng không được phép ngâm trong nước lạnh quá lâu. Chất liệu này nên được phơi khô tự nhiên ở những khu vực thoáng mát và hạn chế tối đa dùng máy sấy để tránh sợi vải bị co lại, gây mất dáng ban đầu.

1.3. Chăn Tencel

Đây là một loại vải sinh học, chiết xuất từ cây gỗ thiên nhiên được sơ chế, kéo thành sợi bằng công nghệ Nano nên tạo sự an toàn và tuyệt đối cho sức khỏe. Với chăn có thêu họa tiết, khi giặt phải lộn mặt trái hoặc sử dụng túi giặt để hạn chế thiệt hại. Nên phơi ở nơi có ánh sáng ban ngày, không phơi trực tiếp dưới nắng gắt, sẽ làm cho sản phẩm dễ bị bay màu.

1.4. Chăn lụa, len hoặc lông thú

Hãi hùng với amp;#34;ổ vi khuẩnamp;#34; trong chăn đắp, ít được vệ sinh có thể là nguồn gây bệnh cho cả nhà - 3

Đây là những chất liệu đắt tiền, đòi hỏi bạn cần có những lưu ý khi giặt. Bạn nên làm sạch hàng ngày bằng cách giũ bụi và phơi ở nơi khô thoáng. Những chất liệu này có thể thoải mái phơi chúng dưới ánh nắng trực tiếp để tia UV tiêu diệt vi khuẩn.

- Nếu giặt tay: Cần giặt riêng chất liệu lụa, len, lông thú với các chất liệu khác.

- Nếu giặt máy: Không nên để chế độ giặt sấy và chế độ vắt.

1.5. Chăn Microfiber

Loại vải này có cấu trúc nhỏ, là sợi tổng hợp của Polyester và Polyamide. Vải Microfiber có đặc tính giữ nhiệt cao và khả năng siêu thấm nên dễ dàng giặt với nước và giặt bằng tay. Tuy nhiên, vải hơi khó giặt máy thông thường. Nếu như không dùng thể tích máy giặt, lượng bột giặt phù hợp và cân đối sẽ dễ gặp phải tình trạng xà phòng và chất bẩn bị lưu lại trong chăn.

Một số điểm cần lưu ý khi giặt chăn chất liệu Microfiber:

- Máy giặt có dung lượng đủ lớn, phù hợp với chăn.

- Giặt bằng nước ấm khoảng 30-45 độ. Nếu giặt nước nóng, sản phẩm dễ bị biến chất nên cần lưu ý nhé.

- Chọn nơi có nhiều nắng để phơi sản phẩm sau khi giặt. Như vậy sẽ loại bỏ được vi khuẩn và ký sinh trùng ẩn bên trong.

2. Chọn kích thước máy giặt phù hợp

Chăn có kích thước lớn và cồng kềnh nên một chiếc máy giặt nhỏ sẽ không thể chứa được. Nếu trọng lượng máy giặt quá nhỏ thì không thể giặt sạch chăn, thậm chí nếu cố tình sử dụng thì máy giặt sẽ nhanh hỏng hơn.

Hãi hùng với amp;#34;ổ vi khuẩnamp;#34; trong chăn đắp, ít được vệ sinh có thể là nguồn gây bệnh cho cả nhà - 4

3. Lựa chọn chế độ giặt phù hợp

Các dòng máy giặt hiện nay có rất nhiều chế độ giặt khác nhau. Để giặt chăn một cách hiệu quả nhất, bạn nên để chế độ giặt ngâm hoặc giặt đồ dày, các chế độ này thường có công suất giặt mạnh hơn, cấp nước nhiều hơn và thời gian làm sạch ngắn hơn. Sử dụng đúng chế độ giặt, chăn của bạn sẽ luôn sạch sẽ và bền đẹp như mới.

4. Phơi chăn đúng cách

Sau khi giặt chăn xong, bạn nên chọn nơi khô ráo thoáng mát để phơi. Sử dụng gió tự nhiên để làm khô. Một số loại chăn cần được phơi trong bóng râm còn một số chất liệu dễ tính có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời để nhanh khô và khử khuẩn hiệu quả hơn.

IV. Vệ sinh chăn theo điều kiện thời tiết

1. Mưa nồm ẩm vào mùa xuân và mùa đông

Hãi hùng với amp;#34;ổ vi khuẩnamp;#34; trong chăn đắp, ít được vệ sinh có thể là nguồn gây bệnh cho cả nhà - 5

1.1. Sấy hoặc là ủi chăn trong thời tiết ẩm thấp

Trời mưa và độ ẩm cao khiến chiếc chăn lâu khô và dễ ẩm mốc. Bạn cần sấy hoặc ủi chăn để giúp chúng khô thoáng, thơm tho và tiêu diệt hết các loại vi khuẩn gây hại. Một cách khác, sau khi giặt chăn rồi vắt ráo nước, bạn hãy treo chúng vào phòng kín gió và dùng quạt thổi thẳng sẽ giúp hơi nước nhanh chóng thoát khỏi chăn và khiến chăn nhanh khô hơn.

1.2. Cách phơi chăn khi thời tiết ẩm ướt

Nên giặt chăn ở mức nhiệt 60 độ. Hiệu quả bốc hơi của nước nóng sẽ rút ngắn thời gian làm khô chăn. Bạn cũng nên dùng chế độ vắt sạch để chăn nhanh khô ráo. Sau khi vắt kỹ, trải rộng khăn bông khô và cuốn chăn vào trong rồi tiếp tục vắt để khăn rút bớt nước từ chăn. Khi vắt xong, bạn có thể là ủi qua để chăn rút bớt đi lượng nước rồi mới mang đi phơi. Giũ chăn thật kỹ và trải rộng đều để tạo độ thông thoáng. Có thể dùng thêm quạt, máy sưởi để chăn mau khô hơn.

1.3. Cất và lưu trữ chăn gối

Chăn vẫn còn hơi ẩm nếu cất luôn vào tủ sẽ nhanh mốc và hỏng hơn. Bạn nên cẩn thận phơi, sấy cho thật khô trước khi cất giữ. Định kỳ vệ sinh chăn 3-6 tháng/lần sẽ giúp chăn của bạn luôn sạch sẽ và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, cũng như duy trì cho những bộ chăn luôn trong trạng thái tốt nhất và có độ bền sử dụng lâu hơn.

2. Vào mùa hè nắng nóng gay gắt

Hãi hùng với amp;#34;ổ vi khuẩnamp;#34; trong chăn đắp, ít được vệ sinh có thể là nguồn gây bệnh cho cả nhà - 6

Hiện nay, nhiều gia đình sử dụng điều hòa nên đắp chăn quanh năm, kể cả mùa hè. Vì vậy, bạn nên vệ sinh chăn thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Thời điểm này, điều kiện thời tiết, khí hậu khô ráo, nền nhiệt cao nên việc vệ sinh cũng có thể diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn. Tuy vậy, bạn nên chú ý đến một số chất liệu không được phơi chăn trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè. Vì thời tiết khá nóng bức nên bạn nên dù chọn vị trí thông thoáng, chăn vẫn có thể khô và không bị ảnh hưởng đến kết cấu bên trong sản phẩm.

4 loại hoa sợ thay đất nhất, vừa thay thì tàn nhưng nắm được thời cơ hoa nở không ngừng
Dù là loại hoa nào thì tốt nhất bạn cũng không nên thay đất, thay chậu vào mùa đông.

Nhà - Vườn

Theo Jieun
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình