Trong độ tuổi sơ sinh, trẻ cần được thường xuyên theo dõi về cân nặng một cách chặt chẽ. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn sau đây sẽ giúp cha mẹ theo dõi sức khỏe và sự phát triển của con mình.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia. |
Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia |
1. Thông tin chung về tốc độ tăng trưởng của trẻ
Cha mẹ cần phải nắm được sự tăng trưởng của trẻ để theo dõi việc thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của con mình. Cụ thể như sau:
- Trẻ mới sinh: trung bình dài khoảng 50cm, nặng 3,3 kg, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm và bé gái là 33,8cm.
- Từ khi chào đời đến 4 ngày tuổi: thời điểm này cân nặng của trẻ sẽ giảm xuống từ 5-10% so với khi mới sinh. Điều này là do bé bị mất nước và dịch cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
- Từ 5 ngày-3 tháng tuổi: trung bình trẻ sẽ tăng khoảng 15-28g trong thời gian này.
- Từ 3-6 tháng tuổi: cứ 2 tuần bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi đến 6 tháng tuổi, cân nặng của trẻ sẽ gấp đôi so với lúc mới sinh.
- Từ 7-12 tháng tuổi: cân nặng của trẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Trong trường hợp bé bú mẹ thì cân nặng của trẻ có thể tăng lên ít hơn. Trước khi bé tròn 1 tuổi thì cân nặng sẽ đạt mức gấp 3 lần khi mới sinh.
2. Nguyên tắc đo cân nặng để tra cứu bảng cân nặng
- Tùy hoàn cảnh và nhu cầu mà cha mẹ có thể chọn các loại cân như: cân lòng máng, cân treo, cân đòn, cân điện tử, cân đồng hồ…
Cân nặng của trẻ sơ sinh thay đổi theo từng giai đoạn
+ Nếu là cân bàn: nên đặt ở nơi bằng phẳng, chắc chắn, dễ dàng để bước lên bước xuống.
+ Nếu là cân treo đồng hồ, cân đòn treo: cần treo cân ở vị trí chắc chắn sao cho mặt cân phải ngang tầm mắt của người. Chỉnh cân về số 0 hoặc vị trí thăng bằng sau mỗi lần cân.
Lưu ý: Cân phải có độ nhạy, độ chia tối thiểu đạt 0,1kg, đảm bảo độ chính xác.
- Nên cân trẻ vào một thời điểm nhất định. Tốt nhất là nên vào buổi sáng, khi vừa ngủ dậy, sau khi đi tiểu tiện và chưa ăn gì.
- Khi cân, bỏ giày dép, mũ nón và các vật khác trong người bé ra.
- Đặt trẻ nằm ngửa hoặc ngồi giữa lòng máng (hoặc thúng cân).
- Chỉ đọc số khi cân thăng bằng.
- Ghi số cân theo kg với 1 số lẻ.
Cha mẹ cần chú ý đo cân nặng của bé sao cho chính xác
3. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng
Dưới đây là cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng chuẩn WHO để giúp cha mẹ thuận tiện hơn trong việc theo dõi sự phát triển của con trong giai đoạn sơ sinh ở cả bé trai và bé gái:
BẢNG CÂN NẶNG TRẺ SƠ SINH THEO THÁNG THEO CHUẨN WHO (KG) |
||||||
BÉ TRAI |
THÁNG TUỔI |
BÉ GÁI |
||||
-2SD |
TB |
+2SD |
-2SD |
TB |
+2SD |
|
2.5 |
3.3 |
4.4 |
Sơ sinh |
2.4 |
3.2 |
4.2 |
3.4 |
4.5 |
5.8 |
1 tháng |
3.2 |
4.2 |
5.5 |
4.3 |
5.6 |
7.1 |
2 tháng |
3.9 |
5.1 |
6.6 |
5.0 |
6.4 |
8.0 |
3 tháng |
4.5 |
5.8 |
7.5 |
5.6 |
7.0 |
8.7 |
4 tháng |
5.0 |
6.4 |
8.2 |
6.0 |
7.5 |
9.3 |
5 tháng |
5.4 |
6.9 |
8.8 |
6.4 |
7.9 |
9.8 |
6 tháng |
5.7 |
7.3 |
9.3 |
6.7 |
8.3 |
10.3 |
7 tháng |
6.0 |
7.6 |
9.8 |
6.9 |
8.6 |
10.7 |
8 tháng |
6.3 |
7.9 |
10.2 |
7.1 |
8.9 |
11.0 |
9 tháng |
6.5 |
8.2 |
10.5 |
7.4 |
9.2 |
11.4 |
10 tháng |
6.7 |
8.5 |
10.9 |
7.6 |
9.4 |
11.7 |
11 tháng |
6.9 |
8.7 |
11.2 |
7.7 |
9.6 |
12.0 |
12 tháng |
7.0 |
8.9 |
11.5 |
4. Hướng dẫn tra cứu bảng cân nặng trẻ sơ sinh
- Bảng có 3 cột chính là “Bé trai”, “Tháng tuổi”, “Bé gái”. Để tra cứu, cha mẹ chỉ cần gióng hàng tháng tuổi theo cột giới tính của con là có thể ra được số cân nặng.
- SD (Standard deviation) có nghĩa là sự lệch chuẩn. Cách đánh giá kết quả như sau:
+ TB: đạt chuẩn trung bình.
+ Dưới -2SD: Bé suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi.
+ Trên + 2SD: Bé thừa cân béo phì.
- Khoảng dao động từ -1SD đến + 1 SD vẫn được coi là bé đang phát triển bình thường.
5. Cách giải quyết khi cân nặng của bé không đạt chuẩn
- Dựa vào kết quả tra cứu bảng cân nặng trẻ sơ sinh mà cha mẹ có thể kịp thời đánh giá được sự phát triển của con và điều chỉnh kịp thời nếu có bất thường.
- Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan làm cho trẻ có cân nặng không đạt chuẩn giống các bạn đồng trang lứa. Khi đó, cha mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và vận động cho bé. Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp cho trẻ có cân nặng lý tưởng:
+ Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, cân bằng.
+ Tạo cho bé trạng thái tinh thần tốt.
+ Vận động thường xuyên để tăng cường lưu thông máu và khả năng tiêu hóa.
Trong trường hợp nếu cha mẹ đã điều chỉnh mà cân nặng của trẻ vẫn không đạt chuẩn thì nên đưa bé đến các trung tâm y tế, viện nhi, viện dinh dưỡng để các bác sĩ có thể đánh giá và đưa ra những giải pháp phù hợp.