Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Những điều cần tránh và cách xử lý

Ngày 24/10/2019 16:49 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng tương đối phổ biến. Cha mẹ cần phải có những hiểu biết về hiện tượng này để có thể chăm sóc cho con được tốt hơn, đặc biệt là tránh một số sai lầm trong khi nuôi dưỡng bé.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Những điều cần tránh và cách xử lý - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CK II Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi đồng 2, Tp. Hồ Chí Minh

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Những điều cần tránh và cách xử lý - 2

BS.CK II Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi đồng 2, Tp. Hồ Chí Minh

Trẻ sơ sinh từ 3-18 tuần tuổi thường hay bị sôi bụng. Cha mẹ có thể nghe thấy bụng bé phát ra âm thanh lạ, bất bình thường. Bố mẹ cũng không nên lo lắng quá nếu con mình có hiện tượng như vậy.   

1. Những việc cần tránh để không làm trẻ sơ sinh bị sôi bụng

30% trẻ sơ sinh từ 3-18 tuần tuổi bị sôi bụng, đầy hơi và chướng bụng. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng khi bé yêu rơi vào tình trạng này.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính xuất phát từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ. Cụ thể hơn là do sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thời điểm sau sinh, hệ tiêu hóa của bé còn yếu khó thích nghi với các loại sữa bột hơn sữa mẹ.

Cho trẻ bú sữa ngoài quá sớm

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, còn yếu nên nếu cha mẹ cho con dùng sữa ngoài quá sớm thì đối với một vài bé sẽ không hấp thụ được lactose có trong sữa (đặc biệt là sữa bò). Lượng lactose còn dư sẽ tích tụ lại trong ruột khiến trẻ bị sôi bụng cũng như gặp một số vấn đề liên quan tới đường ruột.

Chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý

Đối với những bé bị sôi bụng khi bú mẹ thì rất có thể là do chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý. Nếu mẹ ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng sẽ làm con bị sôi bụng vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn nhạy cảm với những chất đó.

Cho con bú không đúng cách

- Một số việc cha mẹ làm khi cho con bú có thể làm cho bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày dẫn đến bị sôi bụng như sau:

+ Tư thế bú chưa hợp lý

+ Bình hoặc núm vú không vừa miệng bé

+ Cách cầm bình khi cho trẻ bú không đúng

- Ngoài ra, việc pha sữa không đúng theo công thức hoặc bình bú chưa được làm vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân làm cho bé bị sôi bụng.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Những điều cần tránh và cách xử lý - 3

Cho bé bú sữa ngoài quá sớm cũng có thể làm trẻ bị sôi bụng

2. Một số cách giảm sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Từ những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bé bị sôi bụng mẹ có thể phần nào an tâm, bình tĩnh tìm ra cách khắc phục kịp thời.

- Thay đổi tư thế bú

Dù đã cho con bú đúng cách, nhưng khi đang bú mà bé quấy khóc và mẹ nghe những âm thanh sôi bụng của bé thì hãy nhanh chóng thay đổi tư thế bú cho bé.

+ Với trẻ bú bình điều quan trọng là đảm bảo để trẻ ngậm vừa núm vú để bé không nuốt không khí vào bên trong khi bú. Vì một trong những lý do khiến bé sôi bụng là do trong khi bú nuốt vào nhiều không khí. Vậy nên khi cho trẻ bú, cha mẹ chú ý tuyệt đối tránh điều này.

+ Trong lúc bú mà trẻ quấy khóc và nghe thấy tiếng bụng sôi thì lập tức đổi tư thế cho bé bú. Có 2 cách như sau: Đặt bé lên vai, vỗ nhẹ lưng để trẻ ợ nóng ra ngoài. Đặt bé nằm ngửa, tiếp theo gập đầu gối của trẻ một cách nhẹ nhàng và liên tục.  

- Chọn đúng sữa công thức

Trẻ không hấp thụ được Lactose thì mẹ nên cắt giảm khẩu phần sữa và cho trẻ ăn từ từ để cơ thể sản sinh ra men tiêu hóa đường Lactose.

Nếu trẻ đang ăn dặm và nhạy cảm với các chế phẩm từ sữa, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi khác để phát triển hệ xương và răng như các loại rau xanh đậm, sữa đậu nành, nước cam, tôm, cua, ốc, cá hồi.

- Đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu bệnh kéo dài

Nếu bé bị sôi bụng lâu ngày không thuyên giảm thì cha mẹ nên đưa con tới khám các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị sôi bụng thường xuyên, bụng hay căng trướng, ọc sữa nhiều sau khi bú thì cần phải đưa bé đến bệnh viện.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Những điều cần tránh và cách xử lý - 4

Cho trẻ bú sữa đúng cách để khắc phục tình trạng sôi bụng

3. Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Nếu bé bị sôi bụng mà vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường mẹ có thể yên tâm vì tình trạng này sẽ sớm chấm dứt. Tuy nhiên nếu trẻ vừa sôi bụng vừa, đầy hơi, thêm quấy khóc, bỏ bú, không đánh rắm được và đi tướt hoặc không đi đại tiện mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để được kiểm tra cụ thể.

Hiện tượng bị sôi bụng cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải nắm được những cách để phòng tránh cho con. Sau đây là một vài biện pháp tham khảo:

Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ ít sữa thì có thể chia thành nhiều cữ bú để bé đủ no và cơ thể mẹ cũng tự điều chỉnh để tiết ra lượng sữa nhiều hơn.

Nếu bắt buộc phải sử dụng sữa công thức thay thế, mẹ cần tìm hiểu kỹ về thành phần và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng thường gặp và không phải là bệnh lý nguy hiểm. Mẹ nên bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân và có cách xử trí kịp thời nhất.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Nắm rõ nguyên nhân để biết cách chữa trị chính xác
Hiện tượng sôi bụng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
BS.CK II Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi đồng 2, Tp. Hồ Chí Minh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp