Cơm nấu lâu thiu có phải gạo bị tẩm hóa chất? Loại gạo chuyên gia khuyên không nên ăn

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 08/09/2022 19:00 PM (GMT+7)

Sau 4 ngày đi xa về nhà, người phụ nữ bất ngờ khi nồi cơm mình quên trước đó không hề bị thiu, hỏng và rất lo lắng về việc gạo có chất bảo quản. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia về Công nghệ Thực phẩm sẽ giải đáp thắc mắc này.

PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh

Nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội

Xem tất cả bài viết của chuyên gia
Thanh Lan (Hà Nội) (lethanhlan***@gmail.com)

Chào chuyên gia!

Gia đình tôi ở Hà Nội, trong đợt nghỉ vừa qua, tôi đưa cả nhà về quê 4 ngày và quên không cất nồi cơm đang ăn dở. Khi trở lại nhà, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy cơm nguội trong nồi vẫn ở trạng thái bình thường, không hề bị chua, thiu hay mốc.

Tôi lo lắng không biết nguyên nhân vì sao. Liệu có phải do gạo có chất bảo quản gì, vì thế cơm để lâu ở nhiệt độ bình thường cũng không thiu? Gia đình tôi có nên tiếp tục sử dụng loại gạo này nữa?

Rất mong nhận được sự giải đáp và tư vấn của chuyên gia.

Cơm nấu lâu thiu có phải gạo bị tẩm hóa chất? Loại gạo chuyên gia khuyên không nên ăn - 1
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh

Trước hết việc để cơm ở ngoài nhiệt độ môi trường bình thường mà 4 ngày không bị thiu là điều bất thường và việc đầu tiên cần làm là không sử dụng cơm này nữa. Cơm khi được nấu chín sẽ mềm và trong cơm chứa lượng gluxit là chính, vì thế sau khi nấu nếu không được bảo quản cẩn thận và đúng cách sẽ rất nhanh thiu, nhất là vào mùa nóng, nồm ẩm.

Trường hợp này không nói rõ là cơm vẫn để trong nồi đậy nắp, hay chỉ để trong lõi nồi cơm điện rồi đặt trên bàn. Vì nếu để ở trong nồi cơm điện đậy nắp kín thì nguy cơ thiu còn nhanh hơn, vì nắp vung thường có hơi nước đọng, vi khuẩn dễ xâm nhập.

Thông thường, nếu cơm được nấu và bảo quản đúng cách thì có thể để ở ngoài môi trường nhiệt độ bình thường khoảng 24 tiếng sẽ không bị thiu. Nếu quá thời gian trên, vi khuẩn, côn trùng (bọ thiu) xâm nhập sẽ làm biến chất và gây nên hiện tượng cơm thiu, chua.

Còn với trường hợp cơm nguội còn, bảo quản trong tủ lạnh thì thời gian cơm bị hỏng sẽ lâu hơn, tuy nhiên cũng không nên trữ quá lâu. Nếu tiết kiệm sử dụng lại cũng chỉ nên dùng cơm nguội trong vòng 24 tiếng là tốt nhất, bởi để lâu dù không thiu nhưng cơm sẽ bị mất chất.

Cơm nấu chín để môi trường bên ngoài rất nhanh thiu vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Cơm nấu chín để môi trường bên ngoài rất nhanh thiu vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập. 

Đối với trường hợp cơm để 4 ngày không thiu, ngoài việc ngừng sử dụng ngay thì gia đình cần phải tìm hiểu nguyên nhân bằng cách làm xét nghiệm kiểm định chuyên sâu (nếu có điều kiện).

Trường hợp cơm không thiu thường dễ xảy ra trong trường hợp gạo hoặc cơm có chất bảo quản. Với gạo, thông thường các thương lái hay dùng các chất bảo quản để chống mọt là chính. Còn trường hợp mốc thường ít xảy ra với gạo, vì gạo khi thành phẩm thường đã rất khô nên chỉ mốc nếu bị ẩm, dính nước.

Vì những lý do trên, trường hợp có chất bảo quản để chống mọt thì các tiểu thương cũng không bao giờ ngâm gạo vào chất bảo quản rồi đem phơi hoặc sấy lại. Đa số họ sẽ sử dụng bằng cách hun hay còn gọi là xông hơi.

Còn đối với cơm cũng có thể sử dụng chất bảo quản khi nấu, nhưng thường chỉ là ở các bếp ăn công nghiệp, quán cơm bình dân có thể sẽ sử dụng để tận dụng nếu cơm không bán hết. Còn với trường hợp trên là gia đình thường sẽ không xảy ra.

Trường hợp khác về mặt khoa học cũng có thể xảy ra, đó là nguồn nước có vấn đề. Tuy nhiên, nếu như vậy thì các thành viên trong gia đình có thể gặp vấn đề trước đó khi dùng nguồn nước này.

Tóm lại, trường hợp cơm để môi trường bình thường 4 ngày không bị thiu, hỏng thì nên đi kiểm tra, nếu không có điều kiện để làm xét nghiệm thì tốt nhất nên bỏ số gạo đó, không dùng tiếp. 
 

Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Cụ ông 94 tuổi cứ ăn cơm xong là đòi làm chuyện ấy với vợ, con gái đưa đi khám nhận kết quả sững sờ
Dù đã ở tuổi 94 nhưng cụ ông vẫn luôn có ham muốn, còn liên tục gạ gẫm vợ 85 tuổi làm "chuyện ấy", khi đi khám thì bác sĩ kết luận bất ngờ.

Quan hệ tình dục

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh