Con trai có biểu hiện nhạy cảm mỗi khi ôm mẹ, nên cho con ngủ chung tới mấy tuổi để không xảy ra tình cảnh éo le?

DIỆU THUẦN - Ngày 24/06/2023 14:06 PM (GMT+7)

Quan sát thấy con trai có biểu hiện nhạy cảm ở vùng kín khi ôm mẹ, vợ chồng chị Tú Ân nghĩ con dậy thì sớm hoặc do ngủ chung với cha mẹ khi đã lớn. Tuy nhiên, các bác sĩ khẳng định, đó là biểu hiện bình thường ở trẻ.

Biểu hiện bé trai nào cũng có

Con trai vợ chồng chị Tú Ân (TP.HCM) hiện hơn 4 tuổi, đang học ở trường mẫu giáo tư gần nhà. Chị cho biết, con trai chị ăn uống tốt, có chiều cao, cân nặng bình thường. Từ khi chào đời đến nay, bé chỉ ho, sổ mũi, sốt khi thời tiết thay đổi, đi khám, uống thuốc là hết.

Điều chị Tú Ân và chồng băn khoăn là mấy tháng qua, con trai có biểu hiện giống như trẻ dậy thì sớm. “Khoảng 4 tháng nay, con thích ôm mẹ, hôn và sờ tay lên bụng và đùi mẹ. Những lần như vậy, hầu hết là bình thường, nhưng có đôi lần tôi thấy bộ phận sinh dục của con to lên", chị Tú Ân chia sẻ.

Trước khi đi ngủ, cả nhà chị Tú Ân thường ôm hôn chào tạm biệt nhau. Ảnh minh họa.

Trước khi đi ngủ, cả nhà chị Tú Ân thường ôm hôn chào tạm biệt nhau. Ảnh minh họa.

Chị Tú Ân cho biết, ban đầu, vợ chồng chị ngỡ con trai như vậy có thể do dậy thì sớm hoặc vì bé hơn 4 tuổi vẫn ngủ cùng cha mẹ. Tuy nhiên, khi đi khám tại một bệnh viện có chuyên khoa nhi, các kết quả xét nghiệm liên quan đến dậy thì sớm ở trẻ em của con trai chị cho kết quả bình thường. Vị bác sĩ cũng khẳng định, những biểu hiện ở bé cũng thường xảy ra với các bé trai khác, không phải do ngủ chung với cha mẹ.

Dù vậy, bác sĩ khuyến cáo, vợ chồng chị Tú Ân nên tập cho con ngủ riêng, hai vợ chồng chị cũng cần hạn chế có các hành động thân mật trước mặt con. Ngoài ra, vợ chồng chị cũng nên theo dõi và nên tạo cho con một môi trường sống lành mạnh, ăn uống ngủ nghỉ khoa học đề bé phát triển bình thường.

Mỗi khi ôm hôn mẹ, con trai chị Tú Ân có phản ứng đặc biệt. Ảnh minh họa.

Mỗi khi ôm hôn mẹ, con trai chị Tú Ân có phản ứng đặc biệt. Ảnh minh họa.

Bé trai nhỏ thỉnh thoảng có biểu hiện cương dương có bất thường? 

Theo các chuyên gia tâm lý và bác sĩ nhi khoa, tình trạng thỉnh thoảng cương dương như ở con trai chị Tú Ân là một hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ. 

Theo BS.CKII Lê Hữu Tuấn, Viện phó Viện Y học cổ truyền dân tộc, tình trạng cương dương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của nam giới, ngay cả khi còn là thai nhi trong bụng mẹ trẻ cũng có hiện tượng này. Những bé trai có hiện tượng như con trai chị Tú Ân cũng là bình thường và thường xảy ra trong vô thức của trẻ. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng.  

Theo bác sĩ Tuấn, nguyên nhân khiến trẻ có hiện tượng này thường là:

- Khi trẻ buồn tiểu, sau đó trở lại bình thường sau khi tiểu xong.

- Sau một đêm ngủ dậy do nước tiểu ép vào bàng quang.

- Do tác động kích thích từ bên ngoài như trẻ dùng tay chạm vào, hay vùng kín bị cọ xát… Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng cương dương ở trẻ đi kèm với một số biểu hiện đau nhức, kéo dài hơn 4 tiếng và khiến trẻ khó chịu, kèm sốt, phát ban, đi tiểu khó… thì cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

Cha mẹ hãy tập cho con ngủ riêng càng sớm càng tốt

Mới đây, chị Tú Ân chia sẻ câu chuyện của con trai lên một hội nhóm có nhiều cha mẹ đang nuôi con nhỏ tham gia để tham khảo việc có nên cho con ngủ chung sớm hay không. Nhiều thành viên khác cho biết, con trai họ cũng có hiện tượng như con trai chị Tú Ân và đều được bác sĩ cho biết, điều đó là bình thường ở trẻ. Về việc cho con ngủ riêng, rất nhiều người khuyên chị nên áp dụng ngay, vì con ngủ với cha mẹ nhất là các bé trai sẽ có những bất cập xảy ra. 

Theo Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, việc cho trẻ ngủ chung hay riêng phụ thuộc vào tâm sinh lý của trẻ, nhưng phải áp dụng càng sớm càng tốt. Bởi, việc ngủ riêng giường, riêng phòng với cha mẹ sẽ giúp trẻ đi ngủ sớm hơn, ngủ giấc đêm ngon hơn, giấc ngủ của trẻ dài hơn. Một khi trẻ có giấc ngủ tốt sẽ thuận lợi cho việc phát triển chiều cao, trí thông minh hơn và còn tạo cho con tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ.

Cha mẹ nên dạy con tránh xa các thiết bị điện tử. Ảnh minh họa.

Cha mẹ nên dạy con tránh xa các thiết bị điện tử. Ảnh minh họa.

Có ba mốc để cha mẹ có thể tập cho con ngủ riêng như sau:

- Khi trẻ dưới 12 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ phải được ở gần mẹ để thuận tiện cho việc bú mẹ, thay tã vào ban đêm và để cha mẹ quan sát được sự an toàn của con. 

- Khi trẻ 1-3 tuổi: Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu học tập độc lập, chưa biết sợ ma và thích làm người lớn nên cho con ngủ riêng cũng sẽ dễ hơn. 

- Khi trẻ ở tuổi thứ 4-8. Ở giai đoạn này, thùy trán trẻ đã phát triển và trẻ đã bắt đầu tập trung giải quyết vấn đề của trẻ.

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ cho rằng, ở tuổi thứ 7-8, trẻ cũng đã bắt đầu biết nói chuyện phải trái, đúng sai thì cha mẹ nói chuyện với con sẽ dễ hơn. Hơn nữa, ở giai đoạn này trẻ cũng chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì nên ban ngày sẽ vận động nhiều hơn, khiến ban đêm trẻ ngủ dễ tỉnh giấc hơn. Lúc này, nếu cha mẹ vẫn cho con ngủ chung phòng, chung giường sẽ có các chuyện bi hài xảy ra. Đây là giai đoạn nhất thiết phải cho trẻ ra ngủ riêng, không nên trì hoãn bởi bất cứ lý do gì. 

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Bé trai được ông hàng xóm cưng chiều, một năm sau cha mẹ chết lặng khi con phải đi khám tâm thần
Bị ông hàng xóm xâm hại gần một năm, khiến bé Gia Minh bị rối loạn hành vi, viêm nhiễm vùng kín và bị rối loạn stress nặng đến mức tự tấn công mình và...

Xâm hại trẻ em

Theo DIỆU THUẦN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ dậy thì