Cá là thực phẩm lành mạnh, được khuyến cáo nên ăn thường xuyên, tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý để tránh nhiễm nhiều kim loại nặng vào cơ thể.
Nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, cá là thực phẩm tốt cho sức khỏe, dù là cá biển hay nước ngọt mọi người cũng nên ăn thường xuyên. Theo bác sĩ Hưng, ngoài cung cấp protein, cá còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là nguồn cung cấp omega dồi dào.
Cá cũng chứa hàm lượng chất béo khá nhiều, nhưng đây là chất béo có lợi cho cơ thể, nhất là với sức khỏe tim mạch. Điều này hoàn toàn trái ngược với mỡ của các loại động vật khác, khi ăn nhiều ngoài gây tăng cân, còn ảnh hưởng đến tim mạch, gây tăng mỡ máu…
Dù cá tốt cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia khuyến cáo khi ăn cũng cần chú ý. Ngoài được dùng thức ăn công nghiệp khi chăn nuôi, cá sống gần môi trường bùn, đất nên quá trình phát triển dễ nhiễm kim loại nặng, đặt biệt ở nơi nguồn đất, nước bị ô nhiễm.
Mang cá là bộ phận bẩn nhất, cần vứt bỏ ngay từ khi mổ. Ảnh minh họa.
PGS.TS PGS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa cho biết, việc cá nhiễm kim loại nặng là khó tránh khỏi, nhất là những loại cá sống ở tầng đáy, cá ăn tạp.
“Thông thường trong từng thớ thịt của cá cũng tồn dư sẵn kim loại nặng, nhưng không đáng kể. Kim loại nặng nhiều nhất ở một số bộ phận trên cơ thể cá, vì thế cần sơ chế cẩn thận hoặc không ăn những bộ phận này”, ông Thịnh cho hay.
Nhiều người cho rằng, mật hoặc ruột cá là bộ phận chứa nhiều kim loại nhất, không nên ăn. Theo ông Thịnh, phần đầu cá, đặc biệt là mang cá là bộ phận bẩn nhất và có nguy cơ chứa nhiều kim loại nặng nhất của cá.
Theo đó, mang cá có chức năng hô hấp, nên khi cá sống ở môi trường bị ô nhiễm rất dễ bị nhiễm các loại kim loại nặng và tích tụ tại đây. Khi sơ chế, dù là loại cá nào cũng cần vứt bỏ mang để loại bỏ độc tố còn tồn đọng. Hơn nữa, mang cũng chứa nhiều tạp chất, vi khuẩn, ký sinh trùng nên khi cá chết, đó là bộ phận bị phân hủy đầu tiên.
Sau mang cá, ông Thịnh khuyến cáo mọi người cần loại bỏ phần màng ở bụng cá, dù đó là màng đen hay màng trắng. Đây là lớp màng ngăn phần nội tạng và thịt cá, chúng chứa nhiều độc tố và có mùi rất tanh.
Nội tạng cá nếu làm sạch và còn tươi thì có thể sử dụng được. Ảnh minh họa.
Nội tạng cá được nhiều người coi là bẩn nhất, nhưng ông Thịnh cho rằng, phần này vẫn có thể ăn được nếu làm sạch, nhất là gan hay trứng cá có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với ruột cá, nên loại bỏ hoàn toàn chất nhầy phía trong, đây là bộ phận tiêu hóa, nguy cơ tồn dư hóa chất từ thức ăn chăn nuôi là rất lớn.
Phần mỡ nội tạng của cá hoàn toàn có thể ăn được, chúng không gây hại cho sức khỏe như mỡ nội tạng của một số loài động vật lớn. Chỉ nên ăn mỡ cá với điều kiện cá còn tươi sống, khi cá chết phần nội tạng dễ bị phân hủy, vi khuẩn từ ruột sẽ tấn công phần mỡ bám xung quanh, nếu ăn có thể gây ngộ độc.
Ông Thịnh cũng khuyến cáo, khi ăn cá tốt nhất nên ăn cá hấp, luộc hoặc canh cá thay vì nướng rán. Bởi bản chất thịt cá dễ tiêu hóa, nhưng khi chiên rán ở nhiệt độ cao, nhiều dầu mỡ chúng sẽ biến chất và gây tác dụng ngược, không tốt cho sức khỏe.
Tin liên quan
Loại cá này trước đây được khuyên không nên mua khi đi chợ, đánh bắt được cũng chỉ để cho mèo ăn, nhưng nay trở thành đặc sản, có nhiều tác...
Một chiếc bình giữ nhiệt an toàn không chỉ cần khả năng bảo vệ thực phẩm nguyên vẹn mà còn phải sạch sẽ về cấu trúc. Những dấu hiệu hỏng hóc...
Cá là thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để lựa chọn được cá an toàn không phải ai cũng biết. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp...
Chuyên gia về chất độc người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết cá thu là món cá mà cô tin tưởng nhất về độ an toàn cũng như lợi ích cho sức...
Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm
Cà tím có thể gây dị ứng. Dị ứng cà tím rất hiếm nhưng vẫn xảy ra với các dấu hiệu phát ban, sưng tấy và khó thở... Nếu không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ đe dọa tính mạng.