Cam có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nhưng nhiều người chưa biết cách sử dụng đúng để phát huy tốt nhất lợi ích của loại quả này.
Cam vắt nước bỏ vỏ là vô cùng lãng phí
Ở Việt Nam có rất nhiều loại cam quý và ngon, lại thu hoạch chính vào dịp cuối năm nên nhiều gia đình còn dùng loại quả này để thắp hương trên mâm ngũ quả dịp Tết. Sau Tết, mọi người thường sử dụng cam để vắt lấy nước, ăn múi và vứt bỏ toàn bộ phần cùi, vỏ cam.
Nhà khoa học, lương y đa khoa quốc gia Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y TP Hà Nội) cho biết, ngoài những chất có trong nước cam thì cùi cam và vỏ cam là vị thuốc tốt trong đông y. Đặc biệt, cùi cam có nhiều chất xơ, khi ăn mọi người nên tận dụng, không nên vứt bỏ lãng phí.
Theo lương y Sáng, quả cam có tác dụng bổ dưỡng sức khỏe và tăng cao sức đề kháng cho cơ thể. Trong quả cam có nhiều loại vitamin có giá trị như vitamin C, vitamin B9 (acid folic) rất có lợi trong việc phục hồi sức khỏe cho người bị bệnh.
Mọi người khi ăn cam nên tận dụng phần vỏ để làm thuốc và nên ăn cả phần cùi, xơ bên trong. Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, cam còn rất có lợi để phòng ngừa bệnh tim mạch, bệnh mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. “Không chỉ có phần nước trong quả cam, mà ngay cả vỏ quả cam, vỏ cây cam, thậm chí lá cam cũng đều có tác dụng chữa bệnh rất hữu hiệu”, lương y Sáng cho hay.
Điển hình như bộ phận mọi người hay vứt bỏ nhất đó là vỏ quả cam, ông Sáng tư vấn có thể tận dụng để giúp thông khí trệ, tiêu đờm, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, cách sử dụng cũng rất đơn giản. “Có thể dùng vỏ cam với lượng tùy dùng, rửa sạch sau đó sắc lấy nước uống để trị đờm trệ, tiêu hóa kém. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh bị phù có thể dùng vỏ cam, vỏ bưởi lượng tùy dùng, kết hợp với nhau sắc nước uống cũng có tác dụng rất nhanh”, ông Sáng hướng dẫn.
Một số người không nên ăn cam
Dù có nhiều tác dụng nhưng vị lương y này cũng khuyến cáo, một số người không nên sử dụng cam hoặc chỉ dùng với số lượng ít, dù trong dịp Tết hay ngày thường. Cụ thể:
- Người có bệnh tiêu hóa: Nếu uống nước cam quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
- Người đang đói: Nước cam chứa nhiều axit nên tuyệt đối không uống vào lúc đói, sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
- Người vừa uống sữa xong: Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…
Người vừa uống sữa xong không nên ăn hoặc uống nước cam. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, người mới phẫu thuật xong, đang uống thuốc kháng sinh, người có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng, bị bệnh thận… cũng không nên dùng cam.
Uống nước cam khi nào là tốt nhất
Lương y Bùi Đắc Sáng cũng khuyến cáo, thời điểm uống nước cam tốt nhất là vào buổi sáng vì trong nước cam có nhiều dưỡng chất như khoáng chất, sắt, vitamin và các nguồn dinh dưỡng khác. Vì vậy, dùng một ly nước cam vào buổi sáng có thể giúp nạp đầy năng lượng để bắt đầu một ngày hoạt động năng suất hơn.
Ngoài ra, nên uống nước cam sau khi ăn khoảng 1-2 giờ. Lý do là, khi mới ăn xong, các thức ăn chưa kịp tiêu hóa , cơ thể sẽ khó hấp thu dưỡng chất và lượng đường trong máu dễ tăng hơn nếu uống nước cam ngay.
Bên cạnh đó, uống nước cam khi bụng đói dễ gây xót ruột và có thể dẫn tới đau dạ dày bởi trong cam có nhiều axit. Do đó, nên nghỉ 1-2 giờ đồng hồ sau khi ăn rồi mới uống nước cam để đạt được hiểu quả và hấp thụ được dưỡng chất.
Tin liên quan
Những thói quen bảo quản muối sai lầm không chỉ làm giảm chất lượng của muối mà còn có thể gây hại cho sức khỏe gia đình.
Tin bài cùng chủ đề Lương y Bùi Đắc Sáng
Loại quả này rất phổ biến ở Việt Nam, đang có giá cao và được các thương lái thu mua rất nhiều. Về phương diện sức khỏe, loại quả này cũng có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ và điều trị...