Sai lầm khi ăn cam, quýt mùa đông dù ăn cả chục quả cũng phí lại gây hại bản thân

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 11/01/2021 06:00 AM (GMT+7)

Ăn cam, quýt dù rất bổ những nếu phạm phải những sai lầm dưới đây, dù bạn có ăn 4,5 quả một lúc cũng chưa chắc đã có tác dụng.

Xem thêm video: Món cam nướng trị ho cho con trai của mẹ Vân Vy (Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Cam, quýt là loại trái cây được nhiều người yêu thích nhất. Cam, quýt chứa nhiều vitamin C, chúng giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh trong mùa đông và làm dịu cơn khát của bạn trong những ngày hè nóng bức. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi stress oxy hóa, chống lại chứng viêm và tăng cường khả năng chống bệnh tật.

Theo một đánh giá được công bố trên tạp chí khoa học Molecules của Thụy Sĩ vào tháng 4/2017, loại trái cây ngon ngọt này rất giàu flavonoid. Các chất chống oxy hóa này có đặc tính chống viêm và chống ung thư, giảm stress oxy hóa và cải thiện lipid máu, như báo cáo trong một bài báo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Journal of Nutritional Science (tạp chí Khoa học Dinh dưỡng).

Dù giàu dinh dưỡng và có rất nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng một số người đang có những thói quen sai lầm khi ăn cam, quýt khiến cơ thể không những không hấp thụ được dinh dưỡng mà còn gây tổn hại tới sức khỏe.

1. Ăn quá nhiều cam, quýt

Sai lầm khi ăn cam, quýt mùa đông dù ăn cả chục quả cũng phí lại gây hại bản thân - 1

Cam có hơn 3,6 gam chất xơ trong mỗi khẩu phần. Lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày là 25-30 gam. Nếu bạn ăn 5 quả cam tương đương hấp thụ 18 gam chất xơ. Quả hạch, hạt, ngũ cốc, rau và trái cây khác cũng chứa chất dinh dưỡng này, vì vậy bạn có thể sẽ ăn quá nhiều chất xơ.

Hơn nữa, ăn quá nhiều chất xơ có thể gây đầy hơi, tiêu chảy, khó tiêu và đau bụng. Ngoài ra, nó có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt, kẽm, canxi và các khoáng chất khác, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Chất xơ cũng làm bạn no nhanh chóng, vì vậy bạn có thể gặp khó khăn khi ăn các thực phẩm khác, điều này có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống tổng thể của bạn.

2. Ăn khi bụng rỗng

Không nên ăn cam hay uống nước cam khi bụng rỗng, vì các axit hữu cơ trong cam có thể kích thích niêm mạc dạ dày không tốt cho dạ dày. Thời điểm tốt nhất để ăn hay uống nước cam là từ 1- 2 giờ đồng hồ sau bữa ăn, lúc đó cơ thể không quá đói hoặc không quá no, điều này giúp cơ thể hấp thụ tối đa dưỡng chất.

3. Ăn cam, uống nước cam gần thời điểm uống thuốc

Sai lầm khi ăn cam, quýt mùa đông dù ăn cả chục quả cũng phí lại gây hại bản thân - 2

Khi thăm người ốm, chúng ta thường có thói quen mua cam để bồi bổ cho người bệnh. Tuy nhiên, với những người bệnh đang uống thuốc, việc dùng thuốc cùng nước cam hay ăn cam có thể sẽ làm giảm nồng độ thuốc đi 23-28%. Con số này có thể sẽ thay đổi phổ tác dụng của thuốc.

Sau khi vừa uống thuốc kháng sinh, tốt nhất không nên ăn cam hay uống nước cam vì nó có chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các thuốc. Từ đó, làm giảm tác dụng diệt khuẩn của thuốc kháng sinh. Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.

Tốt nhất chỉ uống nước cam và ăn cam sau khi uống thuốc ít nhất 4 tiếng để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tác dụng và tính chất lý hóa của thuốc.

4. Ăn cam và uống sữa

Sữa rất giàu chất đạm, dễ phản ứng với axit trái cây và vitamin C trong cam, quýt. Phản ứng này có thể gây ra sự cô đặc tạo thành chất rắn sẽ khó tiêu hóa, dễ gây đầy bụng, đau bụng. Do đó, sau khi uống sữa không nên ăn cam, quýt ngay. Có thể ăn cam, quýt hoặc uống nước cam sau khi uống sữa 1 tiếng. 

5. Ăn cam bỏ phần gân trắng

Sai lầm khi ăn cam, quýt mùa đông dù ăn cả chục quả cũng phí lại gây hại bản thân - 3

Phần sợi gân màu trắng trên cam gọi là mạng cam hay còn gọi là tơ cam thường có màu trắng, sau khi phơi khô phần lớn có màu trắng vàng nhạt, để lâu sẽ trở thành màu vàng nâu.

Nhiều người khi ăn cam thường thích kéo hết phần gân trắng ra khỏi phần thịt quả cam. Mặc dù điều này không gây ảnh hưởng tới dinh dưỡng trong cam nhưng nếu bỏ đi sẽ phí mất phần giá trị của quả cam. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, gân cam có chức năng thông phế, trừ đờm, thông khí, thúc đẩy tuần hoàn máu, không chỉ là món ăn trị liệu tốt cho bệnh nhân viêm phế quản mãn tính, bệnh mạch vành và các bệnh mãn tính khác mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đau tức ngực do ho mãn tính.

6. Uống nước cam thay vì ăn cam

Nước cam ít chất xơ hơn so với toàn bộ trái cây, vì vậy ít có khả năng gây khó chịu cho dạ dày của bạn. Tuy nhiên nước cam sẽ dễ khiến tiêu thụ quá nhiều calo hơn là khi ăn cam, điều này có thể dẫn đến tăng cân. Một nửa cốc nước cam tươi cung cấp:

- 56 calo

- 12,8 gam carbs

- 0,8 gam protein

- 0,2 gam chất béo

- 0,2 gam chất xơ

- 10,4 gam đường

Trong khi đó ăn một quả cam chỉ có 69 calo, 17,4 gam carbs và 13,8 gam đường. Do hàm lượng chất xơ cao, nó hạn chế cảm giác đói và giúp bạn no trong nhiều giờ. Còn nước cam không làm tăng cảm giác no nên những người ăn kiêng có thể uống hết cả một chai nước cam mà không bị no, từ đó dễ hấp thụ nhiều calo hơn.

Những người nên hạn chế ăn cam, quýt

1. Người bị trào ngược dạ dày

Sai lầm khi ăn cam, quýt mùa đông dù ăn cả chục quả cũng phí lại gây hại bản thân - 4

Bởi vì chúng là một loại thực phẩm có hàm lượng axit cao, cam, quýt có thể góp phần gây ra chứng ợ nóng, đặc biệt là đối với những người đã bị chứng ợ nóng thường xuyên. Những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD, còn được gọi là bệnh trào ngược axit) có thể bị ợ chua hoặc nôn trớ nếu ăn quá nhiều cam.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Neurogastroenterology and Motility vào tháng 7/2017, ăn cam thường xuyên hoặc thỉnh thoảng gây ra các triệu chứng GERD ở hơn một nửa số người mắc bệnh này.

Quỹ Quốc tế về Rối loạn Tiêu hóa cũng chỉ ra rằng trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng có thể làm trầm trọng thêm bệnh GERD và nên tránh.

2. Người đang dùng thuốc trị cao huyết áp

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, những người đang dùng thuốc chẹn beta (một loại thuốc dùng để điều trị huyết áp cao) cần lưu ý không tiêu thụ quá nhiều trái cây chứa nhiều kali như cam và chuối. Những loại thuốc này làm tăng lượng kali và nếu trộn với một lượng lớn thực phẩm giàu kali, có thể dẫn đến dư thừa kali trong cơ thể. 

3. Người mắc bệnh thận

Vì cam, quýt là trái cây giàu kali nên những người có thận không hoạt động tốt, mắc các bệnh về thận tránh ăn quá nhiều vì lượng kali bổ sung sẽ không được loại bỏ hiệu quả khỏi cơ thể dẫn tới dư thừa kali.

Sai lầm khi ăn cam, quýt mùa đông dù ăn cả chục quả cũng phí lại gây hại bản thân - 5

4. Trẻ em nên ăn ít hơn

Nếu trẻ ăn quá nhiều cam sẽ gây ra các vấn đề như viêm nướu, họng. Ăn quá nhiều cam sẽ gây hại cho miệng, răng và niêm mạc dạ dày của trẻ.

Nếu trẻ ăn cam quá mức, nhiệt lượng sinh ra không thể chuyển hóa thành chất béo và tích trữ trong cơ thể, tiêu thụ không kịp sẽ gây nóng, biểu hiện là viêm miệng, viêm nha chu, viêm họng, táo bón.

Ăn cam tăng cường sức đề kháng nhưng tránh ăn với 3 món này kẻo trả giá đắt
Quả cam là một loại quả phổ biến, được rất nhiều người ưa thích. Cam rất giàu dinh dưỡng, nó được coi như một loại "thần dược" để tăng cường sức đề...
HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ Livestrong, Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe