Nữ sinh mỗi khi đến tháng bị đau như "cực hình" phải cầu cứu bác sĩ gấp trong đêm

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 14/12/2021 12:45 PM (GMT+7)

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt liên tục bị đau đầu, đau bụng dữ dội liệu có bất thường. Thắc mắc trên sẽ được bác sĩ Phạm Thị Mỹ - Chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội giải đáp.

Thảo Nguyên (binhminh*****@gmail.com)

Cháu năm nay mới 18 tuổi, mỗi tháng đến chu kỳ kinh nguyệt với cháu như cực hình vì ngoài đau bụng, còn xuất hiện tình trạng đau đầu điên đảo, đến mức không làm được gì. Thậm chí có lần cháu phải gọi bác sĩ trong đêm, đến viện để được hỗ trợ. Thế nhưng, sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt mọi thứ lại trở về bình thường.

Bác sĩ cho cháu hỏi, vì sao lại có sự thay đổi như vậy? Mỗi khi bị đau bụng, đau đầu như vậy, cháu có được uống thuốc giảm đau không?

img alt src/upload/4-2021/images/2021-12-14/kinh-nguyet-1639453204-265-width600height399.jpg stylewidth: 600px; height: 399px; /
Bác sĩ Phạm Thị Mỹ

Chào cháu!

Chu kỳ kinh nguyệt đến là do tác động của hoạt động nội tiết của buồng trứng lên niêm mạc tử cung theo tính chu kỳ. Khi trứng phát triển từ đầu chu kỳ kinh sẽ tiết ra nội tiết Estrogen để kích thích niêm mạc dày lên, sau khi trứng rụng tạo thành hoàng thể sẽ tiết ra Estrogen và Progesteron giúp niêm mạc đạt đến độ dày thích hợp để phôi làm tổ.

Nếu trứng không được thụ tinh, hoàng thể sẽ suy yếu và niêm mạc tử cung bong ra gây nên hiện tượng hành kinh. Kèm theo đó là hiện tượng tăng Prostaglandin gây co bóp tử cung để đẩy niêm mạc bong và máu kinh ra ngoài dẫn đến hiện tượng đau bụng.

Sự suy giảm nội tiết Estrogen và Progesterone đột ngột, thiếu máu do máu kinh ra nhiều có thể là nguyên nhân của tình trạng đau đầu. Ngoài ra, đau bụng nhiều khi hành kinh có thể do một vài nguyên nhân như lạc nội mạc tử cung, polyp buồng tử cung… Vì vậy, cháu nên thăm khám để loại trừ nguyên nhân bệnh lý và kịp thời điều trị nếu bị đau bụng nhiều khi đến chu kỳ kinh.

Nữ sinh mỗi khi đến tháng bị đau như amp;#34;cực hìnhamp;#34; phải cầu cứu bác sĩ gấp trong đêm - 2

Đau đầu, đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh nguyệt cần phải lưu ý, không nên chủ quan.

Trong trường hợp đau bụng do sinh lý, thuốc giảm đau được sử dụng với cơ chế giãn cơ tử cung, làm giảm tiết prostaglandin - nguyên nhân gây co thắt tử cung sẽ giúp cháu dịu cơn đau. Các loại thuốc cháu có thể sử dụng là Alverin, Diclofenac… Đồng thời có thể bổ sung Estrogen và Progesterone dưới dạng thuốc tránh thai kết hợp để giảm cơn đau.

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng khó chịu, đau bụng, đau đầu… khi hành kinh. Trong những ngày đèn đỏ, cháu nên uống nhiều nước ấm, tối thiểu 2 lít nước/ngày để giảm cảm giác đau đầu, chuột rút,...; tăng cường các loại rau lá xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn... để bổ sung chất sắt.

Ngoài ra, cháu cũng nên bổ sung thêm các món ăn giàu protein, đạm động vật như thịt gà, cá vì đây là thời điểm các chất dinh dưỡng bị sụt giảm nhanh chóng. Một số loại thực phẩm cháu nên tránh nạp vào cơ thể là các chất kích thích như rượu, bia, thịt đỏ, thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ gây kích thích tăng tiết prostaglandin gây co tử cung.

Nếu không thể bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm, cháu nên sử dụng các viên uống sắt, canxi và vitamin D để hạn chế cảm giác mệt mỏi, đau nhức do thiếu các khoáng chất thiết yếu trên.

Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Ra máu vùng kín nghĩ là kinh nguyệt, cô gái trẻ hoảng hồn khi bác sĩ bảo đến viện ngay
Ra máu vùng kín bất thường, bị chậm kinh cô gái trẻ rất lo lắng không biết bị làm sao? Bác sĩ Lê Thị Kim Dung - chuyên gia sản khoa, Trung tâm y tế...

Bệnh phụ khoa

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kinh nguyệt