Sau sinh con đầu lòng, người vợ Sài Gòn bỗng mọc râu, đổi giọng, chồng đưa đi khám sững sờ biết kết quả

Ngày 29/10/2022 14:21 PM (GMT+7)

Vốn là người phụ nữ dịu dàng, nữ tính với giọng nói trong trẻo, sau khi sinh con đầu lòng, chị Lan Hương bỗng mọc râu, nói tiếng ồm ồm...

Mang khẩu trang khi gần chồng

Chị Nguyễn Thị Lan Hương (30 tuổi, ở TP.HCM) vốn có giọng nói trong trẻo, hát giọng nữ cao, gương mặt thon gọn, luôn thùy mị, nhẹ nhàng với người thân và mọi người xung quanh. Năm 2018, khi sinh con đầu lòng xong, giọng nói của chị trở nên trầm khàn, xương quai hàm bạnh ra, khuôn mặt trở nên góc cạnh như đàn ông. Điều khiến chị buồn hơn là mình bị mất kinh, mọc râu. “Cứ 2-3 ngày, tôi phải cạo râu một lần” chị Lan Hương nói với giọng buồn rầu.

Sự thay đổi bất ngờ về ngoại hình khiến chị Lan Hương xấu hổ với chồng và những người xung quanh. “Đi đâu, làm gì, tôi cũng mang khẩu trang. Tôi còn mang khẩu trang lúc ở nhà, khi ở gần chồng và chơi với con. Bế con trên tay, tôi chỉ biết khóc mà thôi”, chị Lan Hương chia sẻ.

May mắn, chị Lan Hương được chồng hiểu nỗi khổ và luôn bên cạnh động viên, phụ chị chăm sóc con. Anh cũng đưa vợ đi khám nhiều nơi để tìm nguyên nhân và giúp vợ tìm lại diện mạo xưa nhưng không có kết quả.

Ths.BS Trần Nguyễn Quỳnh Trâm đang khám cho người bệnh. Ảnh: BSCC.

Ths.BS Trần Nguyễn Quỳnh Trâm đang khám cho người bệnh. Ảnh: BSCC.

Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi anh chị muốn sinh thêm con thứ hai nhưng mãi chị Lan Hương không mang thai. Sau khi tìm hiểu thông tin và được nhiều người mách nước, anh chị quyết định cùng nhau đi khám hiếm muộn.

Ban đầu, chị Lan Hương được bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn nội tiết, kê thuốc về uống, cùng cam kết sẽ có kinh nguyệt trở lại. Tuy nhiên, điều trị suốt hai năm liền, bệnh của chị vẫn như cũ.

Đến khám một bệnh viện khác, chị Lan Hương được chẩn đoán suy buồng trứng sớm nên khó có con. Sau khi điều trị khỏi bệnh, con thứ hai vẫn chưa về, vợ chồng chị lựa chọn thụ tinh trong ống nghiệm để mong tìm con nhưng kết quả không thành công.

Căn bệnh hiếm gặp, phụ nữ mọc râu khi mắc phải

Mới đây, vợ chồng chị Lan tìm đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản ở một bệnh viện tư tại TP.HCM tìm nguyên nhân. Ths.BS Trần Nguyễn Quỳnh Trâm, nguyên bác sĩ điều trị chuyên khoa nội tiết, Bệnh viện Chợ Rẫy hiện làm việc tại đây trực tiếp khám cho chị.

Sau khi hỏi về bệnh sử, xem các kết quả khám trước đây của người bệnh, bác sĩ Trâm chỉ định sàng lọc hiếm muộn. Kết quả ghi nhận dự trữ buồng trứng (AMH) thấp, chỉ 0.81ng/ml, đặc biệt nồng độ nội tiết tố testosterol tăng cao đến 8.95 nmol/l.

Sau phẫu thuật, sức khỏe chị Lan Hương hoàn toàn bình thường. Ảnh: BSCC.

Sau phẫu thuật, sức khỏe chị Lan Hương hoàn toàn bình thường. Ảnh: BSCC.

Khi cho người bệnh thử cất tiếng hát, nghe giọng ồm giống đàn ông, đối lập với thân hình mảnh mai, trắng trẻo bên ngoài, bác sĩ Trâm nhận định, chị Lan Hương bị vô kinh và thay đổi ngoại hình có thể xuất phát từ tuyến yên (ở não), tuyến thượng thận hoặc buồng trứng. Kết quả xét nghiệm nước tiểu, máu và chụp X-quang ghi nhận hormone tuyến giáp bình thường, không bị buồng trứng đa nang nên loại trừ các nguyên nhân từ tuyến yên và buồng trứng.

Bác sĩ Trâm kể, khi nhận kết quả không tìm ra nguyên nhân, vợ chồng chị Lan Hương nản chí, muốn bỏ cuộc. Lúc đó, bác sĩ Trâm phải động viên: “Anh chị hãy nhẫn nại thêm một chút nữa thôi, nhất định tôi sẽ tìm ra được lý do”.

Sau khi xem lại hồ sơ, các kết quả chụp chiếu, bác sĩ Trâm nghi ngờ chị Lan Hương có vấn đề về tuyến thượng thận nên chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) bụng. Kết quả đúng như dự đoán, chị Lan Hương bị khối u 5cm ở tuyến thượng thận bên trái. Theo bác sĩ Trâm, chính khối u này sản sinh quá nhiều tiết tố nam (y học gọi là cường androgen) so với cơ thể phụ nữ, khiến chị Lan Hương thay đổi giọng nói, khuôn mặt, mọc râu.

Do khối u của chị Lan Hương có kích thước lớn, gây ra nhiều nội tiết tố androgen, các bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi. Ca phẫu thuật được thực hiện thành công. Hiện sức khỏe chị Lan Hương đã trở lại bình thường.

Theo bác sĩ Trâm, u tuyến thượng thận thường hiếm gặp, chiếm 3%-9% dân số và trên 90% ca bệnh lành tính. “Androgen là nội tiết tố nam do tinh hoàn sản xuất, thường thể hiện ở dạng testosterone, đóng vai trò điều chỉnh và duy trì các đặc điểm của nam giới: lông, cơ bắp, khả năng tình dục… Cơ thể phụ nữ cũng tạo ra một lượng nhỏ nội tiết tố androgen, chiếm khoảng 1/10 - 1/20 so với nam giới, chúng có tác dụng kích thích mọc lông ở vùng mu, vùng nách, ngăn ngừa thiếu xương và tổng hợp estrogen”, bác sĩ Trâm chia sẻ.

Vị bác sĩ này cũng cho biết, buồng trứng, tuyến thượng thận, tế bào mỡ và tế bào da là cơ quan cung cấp nội tiết tố androgen ở nữ giới.

Về trường hợp không có kinh suốt bốn năm sau sinh như trường hợp chị Lan Hương, bác sĩ Trâm lý giải, do cơ thể chị sản xuất ra quá nhiều nội tiết tố nam. “Người phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có thể không có kinh trong suốt thời gian cho con bú. Khi ngưng cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại sau khoảng 4-6 tuần. Ở trường hợp của chị Lan Hương là đặc biệt, khi có dấu hiệu bất thường của cơ thể, các chị em cần tìm đến cơ sở y tế đúng chuyên khoa để thăm khám, chụp chiếu nhằm chuẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp tránh các biến chứng xảy ra” bác sĩ Trâm nhấn mạnh.

*Tên người bệnh đã thay đổi.

Kết hôn 6 năm không có con nên đi khám, vợ bàng hoàng khi biết chồng là phụ nữ
Kết hôn 6 năm không có con, hai vợ chồng quyết định đi khám để tìm nguyên nhân. Nhưng kết quả khám khiến cho người vợ phải bật khóc.

Các bệnh khác

Theo Diệu Thuần
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh phụ nữ