Vì sao đừng bao giờ vặt quất cảnh trưng Tết để ăn, pha nước hay chưng siro? Biết lý do ai cũng sợ

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 17/01/2023 14:24 PM (GMT+7)

Với các cây quất được trồng tự nhiên, sau khi chơi Tết có thể tận dụng ăn quả được. Còn với các loại quất cảnh bán ngoài chợ, dù chín vàng nhưng tuyệt đối không ăn.

PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh

Nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ về lý do mọi người không nên ăn quả quất cảnh trưng Tết.

Lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ về lý do mọi người không nên ăn quả quất cảnh trưng Tết.

Quất là loại quả thường được nhiều người mua về chơi Tết. Ngoài việc được tạo hình độc đáo, dáng thế đẹp thì điểm nhấn chủ yếu của loại cây này chính là nhiều quả và khi chín có màu vàng đẹp mắt. Những quả quất chín vàng, căng tròn và nhìn rất tươi ngon nên không ít người tiện tay vặt quả để vắt nước chấm, lấy nước quất làm nộm, thậm chí là lấy quả để hấp, ngâm siro trị ho.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc tận dụng qủa quất cảnh chơi Tết để sử dụng trong ẩm thực, chữa bệnh là một sai lầm, có thể gây hại cho sức khỏe. Thực tế, đã có những trường hợp gặp vấn đề khi sử dụng quả quất cảnh.

Chị Thảo Phạm chia sẻ câu chuyện mình gặp phải như sau: “Chuyện là nhà tôi tiện mua cây quất cảnh về chơi Tết, quả sai lắm, nhìn đẹp mắt nên có vặt vài quả chấm muối ăn và vắt vào nước mắm. Nói thật là nhìn mắt thường thì không phát hiện ra quất có bị tẩm hóa chất hay không đâu mọi người, chỉ khi ăn vào thì mới biết được. Sau khi ăn xong, tôi liền bị đau bụng, tiêu chảy...”.

Tận dụng quả quất trưng tết để phục vụ nhu cầu ăn uống, chữa bệnh là rất nguy hiểm.

Tận dụng quả quất trưng tết để phục vụ nhu cầu ăn uống, chữa bệnh là rất nguy hiểm. 

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội đông y Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, quất là cây bản địa tại Việt Nam và đã được sử dụng từ lâu để làm thuốc. Toàn bộ cây quất đều có giá trị dược liệu, nhưng phần được sử dụng nhiều nhất là quả quất.

Ông Sáng cho rằng, quả quất chỉ được dùng làm thuốc khi được trồng và chăm sóc một cách an toàn. Với quất cảnh trưng Tết, vị lương y này khẳng định tuyệt đối không dùng quả để ăn hay làm vị thuốc chữa bệnh. Nguyên nhân là do quả quất cảnh thường được các chủ vườn thúc ép bằng chất kích thích, hóa chất chuyên dụng để ra quả đúng vụ, chín đúng dịp Tết và có mẫu mã đẹp. Việc dùng quả quất này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như ngộ độc cấp tính, tích tụ lâu dần có thể gây ung thư.

Ông Sáng khuyên không dùng quất tết để ăn uống, làm thuốc.

Ông Sáng khuyên không dùng quất tết để ăn uống, làm thuốc.

Với việc nhiều gia đình có trẻ nhỏ dùng quả quất trưng Tết để ngâm siro, hấp mật ong cho trẻ uống trị ho, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, điều này là tuyệt đối không nên. Theo bác sĩ Dũng, việc dùng các bài thuốc dân gian đã được khoa học chứng minh là có hiệu quả là đáng khuyến khích để giảm việc sử dụng kháng sinh.

Với quả quất, các nghiên cứu cũng chứng minh có nhiều tác dụng chữa bệnh, có thể dùng chữa ho, tiêu đờm, dễ tiêu hoá, làm giải nhiệt cơ thể khi mua hè nắng nóng… Tuy nhiên, quất để làm siro trị ho cho trẻ cần phải sạch chứ không phải là loại quả được trồng trong điều kiện ô nhiễm, được phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu độc hại.

“Việc tận dụng quả quất cảnh Tết để ngâm đường làm đồ uống giải khát mùa hè hoặc ngâm mật ong để trị ho cho con… tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe. Có thể chúng không gây ngộ độc ngay, nhưng các tồn dư hóa chất sẽ tích tụ dần và gây bệnh”, PGS Dũng chia sẻ.

Các cây quất cảnh trưng tết đa số đã được phun chất kích thích, hóa chất để ép ra đúng vụ, chín đúng thời điểm.

Các cây quất cảnh trưng tết đa số đã được phun chất kích thích, hóa chất để ép ra đúng vụ, chín đúng thời điểm. 

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Chuyên gia về Công nghệ thực phẩm) cho biết, cây quất trồng để làm thuốc cần đảm bảo nguồn đất, nguồn nước sạch, quy trình chăm sóc không có chất kích thích. “Thông thường những cây quất trồng tự nhiên như vậy quả không bao giờ chín vàng, căng mọng cùng một lúc được. Quất tết chín vàng là đã được kích thích từ các chủ vườn", ông Thịnh nhận định.

Cụ thể, trước khi cây quất ra hoa, kết trái, các nhà vườn thường phải phun nhiều loại thuốc hóa học, thuốc trừ sâu với nồng độ đậm đặc. Để giữ được màu, bảo quản quả khỏi rụng thì càng tới gần ngày đi bán, người ta càng phun nhiều. Với những loại quả trên, dư lượng hóa chất độc hại có thể đọng lại trên vỏ quả, thậm chí ngấm vào cả bên trong quả.

“Để biết được quả này tồn dư mức độ nào thì cần phải xét nghiệm. Tuy nhiên có một điểm chắc chắc rằng, quất cảnh chơi Tết không có mùi vị đặc trưng như quất thường. Dù đã chín vàng ruộm nhưng có thể để được rất lâu mà không bị ủng… Do vậy tốt nhất không nên ăn loại quất này”, ông Thịnh cảnh báo.

Cha mẹ dùng húng chanh, quất trị ho cho con cần chú ý 1 điều, rất nhiều người bỏ qua
Không thể phủ nhận có nhiều bài thuốc dân gian trị cảm cúm, ho ở trẻ rất tốt, nhưng khi sử dụng cần phải đặc biệt lưu ý.

Các vấn đề sức khỏe khác

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán